Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết

Nguyễn Thị Linh Chi Lần cập nhật cuối: Tháng 4 13, 2023

Tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Husky là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Bởi đây là dòng chó sở hữu rất nhiều điểm cộng nên được không ít người yêu thích và lựa chọn chăm sóc. Và để có những kiến thức nuôi thú cưng hiệu quả, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết nhé!

Khái quát về chó Husky

Husky được biết đến là giống chó sở hữu kích thước lớn nhưng lại vô cùng đáng yêu với tính cách hiền lành. Đặc biệt, loài thú cưng này còn có gương mặt với các biểu cảm vô cùng hài hước. Thế nên, chúng luôn được đông đảo mọi người yêu thích. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Husky là giống chó có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Bắc Siberia thuộc nước Nga. Vùng đất lạnh giá này cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều loài chó nổi tiếng về sự khỏe khoắn và nhanh nhẹn.

Husky hiện nay có rất nhiều màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu “agouti”, hồng phấn, xám, nâu đỏ, đen trắng. Giống chó này sở hữu bộ lông đặc trưng là dài và dày với trọng lượng cơ thể con đực khoảng 20 – 27kg và con cái từ 16 – 23kg. Về ngoại hình bên ngoài, Husky sở hữu nhiều điểm tương đồng với giống chó Alaska. Tuy nhiên, gương mặt chúng lại có những đường nét trông dữ tợn hơn.

Husky là một trong những dòng chó lừng danh trên thế giới về mức độ dễ thương
Husky là một trong những dòng chó lừng danh trên thế giới về mức độ dễ thương

Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới

Lựa chọn Husky để nuôi là điều được rất nhiều người yêu cún cưng hiện nay lựa chọn. Nhưng không phải ai cũng có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm nuôi Husky cho người mới được chia sẻ sau đây:

Chế độ dinh dưỡng của Husky

Chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi Husky. Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới những phát triển cũng như sức khoẻ của vật nuôi. 

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, độ tuổi mà sẽ có những điểm khác biệt về thức ăn cho Husky. Cụ thể như sau: 

Giai đoạn Husky từ 1 – 2 tháng tuổi

Theo kinh nghiệm nuôi Husky thì từ 1 đến 2 tháng tuổi chính là giai đoạn đòi hỏi người nuôi tốn nhiều công sức cũng như thời gian nhất. Bởi ở thời điểm này, Husky thường chưa mọc răng. Thế nên, chúng chỉ ăn được những thức ăn mềm, lỏng như: Nước hầm xương, cháo… Người nuôi cũng hạn chế các loại đồ ăn cứng và khó tiêu. Ở giai đoạn này, Husky cũng có thể ăn được một số thức ăn thô nhưng bạn cần phải ngâm cùng với nước ấm cho mềm với thời gian khoảng trước bữa ăn khoảng 5 phút. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên cho cún cưng ăn quá nhiều ở mỗi bữa mà hãy chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa khác nhau. Có như vậy, chúng mới có thể tiêu hoá một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, không cho ăn quá no ở mỗi bữa và khoảng cách giữa các bữa ăn quá dày hoặc quá thưa sẽ không tốt cho sức khoẻ của Husky.  

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong kinh nghiệm nuôi Husky
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong kinh nghiệm nuôi Husky

Giai đoạn Husky từ 3-6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, Husky cơ bản đã phát triển về cơ bắp. Thế nên, chúng cũng đòi hỏi cao hơn về chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Thế nên, bạn hãy bổ sung cho cún cưng những thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao như: Trứng, cá, bò, thịt heo… Tuy nhiên, thức ăn cho Husky cần phải được nấu chín, không ăn thực phẩm khi còn sống. Ở giai đoạn này, bạn có thể giảm số lượng bữa ăn xuống còn 3 – 4 bữa. Đồng thời, ở mỗi bữa ăn cần bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho Husky. 

Giai đoạn Husky từ 6 tháng tuổi trở đi

Trong kinh nghiệm nuôi Husky thì khi từ 6 tháng tuổi trở đi, cún cưng đã đạt trạng thái sức khỏe ổn định và tương đối lớn. Thế nên, chúng cũng không đòi hỏi chế độ dinh dưỡng quá khắt khẻ và chăm sóc cũng dễ dàng hơn. 

Ở giai đoạn này, bạn có thể cho Husky ăn với số lượng từ 2 đến 3 bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như: Xương, nội tạng động vật, thịt heo, thịt bò… Kết hợp với đó là các loại rau xanh như: Bí, rau chân vịt, củ dền… 

Bên cạnh đó, để cơ hàm Husky có thể phát triển mạnh mẽ, bạn hãy bổ sung thêm các loại thức ăn cứng và xương. Đồng thời, mỗi tuần có thể cho cún cưng ăn khoảng 2 đến 3 quả trứng vịt lộn chín để nang lông được kích thích phát triển và trở nên bóng mượt hơn. 

Bổ sung cho Husky một chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình nuôi
Bổ sung cho Husky một chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình nuôi

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của Husky

Một số vấn đề mà anh em cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của Husky đó chính là: 

  • Bổ sung đầy đủ nước uống cho chó, mỗi ngày bạn cần thay nước khoảng 3 lần để ngăn ngừa ký sinh trùng phát triển và hạn chế các mầm mống bệnh. 
  • Hạn chế cho cún cưng ăn những loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, đồ tanh sống và tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu. Bởi chúng có thể khiến cho Husky bị mắc những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá như: Kiết lỵ, tiêu chảy… 
  • Theo kinh nghiệm nuôi Husky thì bạn cần tập cho vật nuôi thói quen ăn uống đúng giờ, không để sẵn thức ăn trong chuồng và cần thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó. 
  • Khi ở giai đoạn trưởng thành, bạn hãy giảm số lượng bữa ăn của cún xuống còn khoảng 2 đến 3 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên, khẩu phần ăn ở mỗi bữa cũng cần phải tăng lên để đảm bảo mọi vận động, sinh hoạt của Husky được diễn ra bình thường. 

Chế độ chăm sóc trong kinh nghiệm nuôi Husky

Bên cạnh ăn uống thì chế độ chăm sóc cũng là vấn đề anh em cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể như sau: 

Chuồng trại cho Husky

Như đã nói bên trên, Husky là giống có có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu lạnh giá. Thế nên, chúng đã quen thuộc với sự khắc nghiệt của băng tuyết và nhiệt độ thấp. Khi được nuôi tại những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì chúng sẽ rất dễ bị sốt, cảm… do thay đổi môi trường. 

Thế nên, khi nuôi dưỡng Husky thì yếu tố đầu tiên chính là điều kiện nuôi cần mát mẻ, thoáng đãng và rộng rãi nhất có thể. Ngoài ra, môi trường nuôi cần phải đảm bảo sự sạch sẽ để hạn chế bệnh tật. Nếu trong điều kiện thời tiết quá nóng thì bạn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm mát để cung cấp dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể và cho chúng nằm quạt hoặc điều hoà. 

Không chỉ vậy, bạn cũng cần hạn chế để Husky ra ngoài vào những thời điểm nắng nóng để tránh tình trạng sốc nhiệt. Thay vào đó, hãy đợi tới khi nhiệt độ hạ xuống thì mới cho chúng ra ngoài. 

Husky là giống có có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu lạnh giá
Husky là giống có có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu lạnh giá

Tắm và chăm sóc lông cho Husky

Tắm và chăm sóc lông chính là điều không thể thiếu trong quá trình nuôi Husky. Theo kinh nghiệm nuôi Husky, bạn cần tiến hành tắm cho chúng khoảng từ 1 đến 2 lần mỗi tháng, tránh tắm quá nhiều nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lông xơ xác, khô cứng và dễ gãy rụng. Tuy nhiên, cũng không nên tắm quá ít để gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chúng. Ngoài ra, khi tắm thì bạn cũng cần phải sử dụng sữa tắm chuyên dụng để giúp lông luôn mềm mượt và óng ả. 

Bên cạnh đó, khi tắm cho cún xong, bạn cũng cần lau khô lông bằng khăn và máy sấy. Tuyệt đối không để lông chúng bị ướt quá lâu. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm thì việc thoát hơi nước sẽ khó khăn hơn nên càng bắt buộc phải sử dụng máy sấy. Để lông ướt sẽ có thể khiến Husky bị cảm lạnh. 

Ngoài ra, để cún cưng luôn gọn gàng và đẹp đẽ nhất, bạn cũng nên thường xuyên tiến hành cắt tỉa lông cho chúng. Điều này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp vật nuôi tránh được tình trạng bị vi khuẩn gây bệnh tấn công hay bọ ve phát triển. Về cắt tỉa lông, nếu bạn không thể tự thực hiện được thì có thể đưa chúng tới các spa chăm sóc để giúp Husky có thể có được diện mạo hoàn hảo nhất. 

Hướng dẫn huấn luyện chó Husky

So với những loài chó cảnh khác, Husky được đánh giá vượt trội hơn về sức khỏe. Bởi chúng sở hữu thân hình to lớn nên được lựa chọn để kéo xe tuyết. Ngoài ra, Husky cũng là loài vật yêu thích chạy nhảy và vận động nên thường sẽ khó có thể huấn luyện hơn. Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi Husky về cách huấn luyện, bạn hãy tham khảo:

Huấn luyện các mệnh lệnh cơ bản

Những mệnh lệnh cơ bản trong huấn luyện chính là chạy về, ngồi, nằm, đứng… khi được gọi. Người nuôi sẽ dễ dàng quản lý cũng như tiết kiệm công sức chăm sóc cún hơn khi chúng đã nhận diện các mệnh lệnh chính xác. Đặc biệt là sau khi huấn luyện Husky cũng trở nên có tính kỷ luật cao hơn. 

Khi huấn luyện, người nuôi có thể bắt đầu với những mệnh lệnh cơ bản như:

  • Cho cún đứng cạnh, sau đó hô “ngồi xuống”, khi hô bạn hãy nhấn đầu để chúng ngồi xuống và giữa nguyên như vậy trong thời gian khoảng từ 10 đến 15 giây. 
  • Hô “Đứng lên”, đồng thời bạn hãy nâng người chúng đứng lên, giữa nguyên như vậy trong thời gian khoảng từ 10 đến 15 giây.
  • Cứ như vậy lặp lại hành động này mỗi ngày, Husky là giống chó thông minh nên chúng sẽ học được những kỹ năng này rất nhanh. 

Sau khi cún cưng đã thuần thục bài tập trên thì bạn có thể đổi sang huấn luyện những lệnh khác như “Chạy đi”, “Ngưng sủa”, “Nằm xuống”… 

So với những loài chó cảnh khác, Husky được đánh giá vượt trội hơn về sức khỏe
So với những loài chó cảnh khác, Husky được đánh giá vượt trội hơn về sức khỏe

Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ

Để huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ theo kinh nghiệm nuôi Husky thì trước tiên bạn cần phải lựa chọn một vị trí cố định để cún đi vệ sinh. Khu vực này có thể là khay vệ sinh trong nhà hoặc ở bên ngoài nhà ở. Sau đó, theo dõi thời gian cún đi vệ sinh tự nhiên và ghi nhớ lại. 

So với chó trưởng thành thì chó con sẽ thường xuyên đi vệ sinh hơn, đặc biệt là trước khi ngủ và sau giờ chơi. Khi huấn luyện, ban đầu, bạn hãy đưa dẫn Husky tới khu vực muốn để chúng đi vệ sinh. Sau đó, kiên nhẫn chờ tới khi chúng đi vệ sinh xong thì mới trở về. Cứ liên tục thực hiện như vậy trong khoảng vài tuần là cún cưng của bạn sẽ có thể đi vệ sinh đúng nơi quy định. 

Tuy nhiên, khi huấn luyện chó đi vệ sinh, bạn cũng cần phải đặc biệt lưu ý là Husky không thích đi vệ sinh gần chỗ ngủ. Thế nên, người nuôi cần phải chọn vị trí phù hợp để vừa đảm bảo cách xa chỗ ngủ nhưng vẫn đảm bảo chúng được giải quyết “nỗi buồn” kịp thời. 

Huấn luyện các kỹ năng xã hội

Để Husky có thêm kỹ năng và biết cách tương tác với con người, bạn hãy thường xuyên dẫn chúng đến những công viên để đi dạo. Khi thường xuyên tiếp xúc với thế giới con người, cún cưng của bạn sẽ không bị hoảng loạn trước các vật thể bất thường hay âm thanh. Tuy nhiên, khi cho Husky tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì bạn cần đảm bảo chúng đã được tiêm phòng đầy đủ. 

Ngoài ra, khi để Husky tiếp xúc với trẻ em, bạn cũng cần thận trọng để chúng không khiến trẻ bị tổn thương. Bởi vốn dĩ đây là loài chó kéo xe nên chúng thường sẽ có những hoạt động bản năng mạnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên để chúng tiếp xúc với nhiều người một cách đột ngột mà hãy từ từ để chúng có thể cảm thấy yên tâm hơn. 

Husky cũng là loài vật yêu thích chạy nhảy và vận động
Husky cũng là loài vật yêu thích chạy nhảy và vận động

Lưu ý khi huấn luyện Husky

Trong quá trình huấn luyện Husky, bạn nên lựa chọn những câu lệnh dễ hiểu và đơn giản để sử dụng. Đồng thời biểu đạt cách thực hiện các lệnh đó cho chúng thông qua những hành động cụ thể. Qua đó, giúp chúng dễ dàng thiết lập được những phản xạ có điều kiện. 

Husky cũng có tính cách tương đối ngang bướng khi trưởng thành. Thế nên, theo kinh nghiệm nuôi Husky thì bạn nên áp dụng những bài huấn luyện ngay từ khi chúng còn nhỏ để dễ quản lý và nghe lời hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng lời động viên và phần thưởng dành cho Husky khi huấn luyện. Bởi đây là điều sẽ tác động tới cảm xúc của cún cưng trực tiếp và kích thích chúng thực hiện nhanh cũng như ham học hỏi hơn. 

Cơ bắp của cún cưng sẽ trở nên săn chắc, khoẻ mạnh hơn khi chúng thường xuyên có những hoạt động liên quan đến thể chất. Thế nên, khi Husky ở độ tuổi trưởng thành, bạn nên áp dụng các bài tập cho chúng như: Nhặt đĩa, ném bóng, đạp xe… 

Các bệnh thường gặp ở chó Husky mà bạn nên biết

Khi nuôi chó cảnh, bạn cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố xung quanh chúng. Một trong số đó là các bệnh thường gặp ở chó Husky. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được các bệnh này và cách phòng hiệu quả. Thế nên, để có thêm kiến thức, bạn hãy tham khảo một số thông tin sau: 

Bệnh ho cũi chó (viêm phế quản truyền nhiễm)

Bệnh ho cũi chó hay còn được biết đến là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là một trong các bệnh thường gặp ở chó Husky. Theo kinh nghiệm nuôi Husky khi thú cưng của bạn bị mắc bệnh này sẽ có một số triệu chứng sau:

  • Triệu chứng phổ biến là ho khan
  • Tiếng ho của thú cưng giống như tiếng ngỗng kêu
  • Chó của bạn bị nôn ọe, chảy nước mũi.

Khi bị bệnh nhẹ thì Husky vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, nếu như bệnh nặng hơn thì sẽ có những diễn biến phức tạp như: chán ăn, viêm phổi, hôn mê, sốt,… và có thể dẫn đến tử vong. 

Bởi vậy, bạn cần bảo vệ thú cưng của mình bằng cách tiêm phòng. Những chú Husky không được tiêm hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm nên sẽ dễ mắc phải các bệnh nghiêm trọng. 

Bệnh ho cũi chó hay còn được biết đến là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Bệnh ho cũi chó hay còn được biết đến là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi cũng là một trong những bệnh thường gặp ở chó Husky. Khi bị bệnh này, thú cưng của bạn sẽ có một số triệu chứng như: 

  • Thời gian đầu, chó sẽ mệt mỏi, uể oải, sốt cao và bỏ ăn.
  • Sau đó, tình trạng ho ngày càng nặng hơn theo bệnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, ẩm về đêm.
  • Husky thường nằm ở một chỗ, mệt mỏi và thở thoi thóp.

Bệnh Lepto

Theo kinh nghiệm nuôi Husky của nhiều người chia sẻ, Leptospirosis là căn bệnh thường xuyên gặp ở Husky. Tuy  nhiên, triệu chứng ở mỗi loài chó lại không giống nhau. Một số Husky không xuất hiện dấu hiệu của bệnh này. Một số con bị nhẹ và sức đề kháng cao nên sẽ nhanh khỏi bệnh. Trong khi đó, một số con bệnh sẽ phát triển và chết rất nhanh. Cụ thể triệu chứng của Husky khi mắc bệnh này như sau:

  • Viêm mạc vàng, vàng da,.. do số lượng vi khuẩn trong máu tăng nhanh làm phá vỡ hồng cầu.
  • Số lần và tần số đi tiểu bị thay đổi và nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hơn.
  • Mệt mỏi, ủ rũ, tiêu chảy
  • Lepto có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, rối loạn thần kinh,…
Có rất nhiều bệnh lý thường gặp ở Husky trong quá trình nuôi
Có rất nhiều bệnh lý thường gặp ở Husky trong quá trình nuôi

Bệnh tiêu hóa 

Bệnh tiêu hoá chính là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở Husky. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này có thể là do chế độ dinh dưỡng và cách nuôi không phù hợp. Theo kinh nghiệm nuôi Husky thì đó có thể là do người nuôi để chúng ăn những thức ăn mốc hỏng, ôi thiu, hết hạn sử dụng. 

Khi mắc bệnh, Husky sẽ có những biểu hiện như vùng bụng bị chướng, đi ngoài, trong phân và nước tiểu có mùi tanh. Bên cạnh đó, cún cưng cũng có dấu hiệu chỉ uống nước và bỏ ăn trong nhiều bữa. Bệnh lý này sẽ có thời gian ủ khoảng từ 2 đến 5 ngày, nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ có thể biến chuyển rất nguy hiểm. 

Để có thể phòng ngừa bệnh lý về đường tiêu hoá, bạn hãy xây dựng cho chúng chế độ ăn uống hợp lý. Đó không chỉ là ăn đúng lượng thức ăn mà còn là ăn đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, thức ăn còn cần phải nấu chín, không hết hạn, không phải đồ lên men và không cho Husky ăn đồ đông lạnh. Ngoài ra, sau mỗi lần cho cún ăn, bạn cần vệ sinh khay đựng nước uống và thức ăn. 

Bệnh cảm cúm

Đây là bệnh lý thường diễn ra ở cún khi chúng ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi do sức đề kháng còn kém. Nếu bạn không chú ý chăm sóc thì ngay cả những con khoẻ mạnh cũng sẽ nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây nên có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc người nuôi tắm sai cách để nước ngấm vào cơ thể cún cưng. 

Khi nhiễm bệnh, cơ thể chó sẽ có nhiệt độ tăng và đi kèm biểu hiện sốt. Ngoài ra, Husky còn nằm ì một chỗ, bỏ ăn và rên hừ hừ. Khi phát bệnh ở thời kỳ đầu, chúng sẽ chảy nước mũi có màu vàng, nhiệt độ cơ thể không đồng đều, mắt ngấn đỏ, bốn chân lạnh và cổ, tai nóng. Thậm chí Husky còn có thể xảy ra co giật nếu bệnh tình trở nặng. 

Để phòng ngừa bệnh cảm cúm theo kinh nghiệm nuôi Husky cũng không quá khó. Cụ thể, bạn hãy chú ý sấy lông thật khô ngay sau khi tắm. Đồng thời cố gắng giữ nhiệt độ môi trường nuôi luôn ổn định trong trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng. Trong trường hợp phát hiện cún cưng nhiễm bệnh, bạn hãy nhanh chóng đưa chúng đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời. 

Để phòng ngừa bệnh cảm cúm theo kinh nghiệm nuôi Husky cũng không quá khó
Để phòng ngừa bệnh cảm cúm theo kinh nghiệm nuôi Husky cũng không quá khó

Bệnh về mắt

Một trong những bệnh lý về mắt phổ biến ở Husky chính là đục thuỷ tinh thể. So với chó ở giai đoạn từ 6 đến 18 tháng tuổi thì những con trưởng thành sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Bệnh lý này thường có biểu hiện thường thấy nhất chính là nhấp nháy mắt nhiều hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, để nhận biết, bạn hãy xoay đầu cún cưng sang một bên, nếu nhìn thấy trong mắt chúng có những đốm trắng thì rất có thể đã bị đục thuỷ tinh thể. 

Hiện nay, theo kinh nghiệm nuôi Husky thì có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh đục thuỷ tinh thế. Trong đó có thể kể đến như phẫu thuật, sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống… Tuỳ thuộc vào tình trạng của cún cưng mà khi đi khám bác sĩ thú y sẽ lựa chọn. 

Bệnh về mắt nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi. Tuy nhiên, nếu không thì tỷ lệ Husky bị mù vĩnh viễn là vô cùng cao. 

Bệnh dại

Theo kinh nghiệm nuôi Husky thì hầu hết các bệnh lý về da sẽ chỉ diễn ra vào thời điểm là mùa hè nắng nóng. Lý do dẫn đến là bởi virus dại, rabies virus. Đây là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao do hệ thần kinh trung ương bị tấn công. 

Khi Husky nhiễm bệnh thì sẽ có những biểu hiện thường gặp như: Có nhiều hành vi bất thường, sủa và gầm gừ cả người lạ lẫn người quen, thích nằm trong bóng tối… Thậm chí, khi nhiễm bệnh ở thể nặng, chúng còn thường xuyên chảy nước dãi, tấn công vô cớ cả động vật khác lẫn người, tâm trạng luôn bất an. Nếu mắc bệnh lậu, Husky còn có thể không đi nổi do bị tê liệt cả 4 chân.

Với bệnh ký này, để phòng ngừa hiệu quả nhất chính là tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi. Bên cạnh đó, khi dẫn cún cưng ra ngoài đi dạo, bạn cũng cần rọ mõm chúng lại để đảm bảo an toàn tối đa cho những người xung quanh. 

Hầu hết các bệnh lý về da ở Husky sẽ chỉ diễn ra vào thời điểm là mùa hè nắng nóng
Hầu hết các bệnh lý về da ở Husky sẽ chỉ diễn ra vào thời điểm là mùa hè nắng nóng

Bệnh về da

Theo kinh nghiệm nuôi Husky thì các bệnh lý về da là rất phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến có thể là do thiếu kẽm. Khi nhiễm bệnh, trên da Husky thường sẽ có những biểu hiện như: Thô ráp hay xuất hiện những đốm đỏ. Đồng thời cũng sẽ có tình trạng xỉn lông, giòn móng và trông như đói ăn. 

Với bệnh lý này, để điều trị bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng cho cún cưng. Cụ thể là bổ sung thêm kẽm vào trong các khẩu phần ăn mỗi ngày của Husky. Nếu nhiễm bệnh nặng, bạn cần nhanh chóng đưa chúng tới cơ sở thú ý để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Lịch tiêm phòng cho Husky bạn cần biết

Trong kinh nghiệm nuôi Husky, phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Và để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng thì tiêm chủng luôn là giải pháp hàng đầu. Bởi điều này không những giúp chú chó khỏe mạnh, mà còn phòng tránh các loại bệnh có thể lây nhiễm cho con người. Để nắm được lịch tiêm chủng chó Husky chính xác mời bạn theo dõi nội dung sau:

Lịch tiêm chủng Husky mũi 1

Mũi tiêm này được thực hiện khi chó con đủ từ 5 – 8 tuần tuổi. Trước khi tiến hành tiêm, cần đo thân nhiệt của chúng. Nếu nhiệt độ ở mức bình thường thì mới tiêm phòng mũi 1. Bên cạnh đó, Husky cần phải có thể trạng như sau: ăn uống tốt, không cảm cúm… 

Tất cả các đặc điểm hay những triệu chứng trên cơ thể chó con cần phải kiểm tra thật kỹ. Bác sĩ thú y cần phải chắc chắn chó hoàn toàn khỏe mạnh mới tiến hành tiêm. Sau khi thực hiện xong mũi tiêm thứ nhất, Husky thường bị sốc phản vệ hoặc cảm cúm nhẹ. Bởi các thành phần có trong vacxin thường rất mạnh.

Cần chú ý lịch tiêm chủng cho thú cưng
Cần chú ý lịch tiêm chủng cho thú cưng

Lịch tiêm chủng Husky mũi 2

Sau khi thực hiện xong mũi thứ nhất 21 – 30 ngày thì có thể tiêm vacxin 2. Nếu bạn tiêm ở cơ sở y tế hoặc bác sĩ thú y thì họ sẽ hẹn lịch cụ thể. Trước khi tiêm mũi 2, bạn nên xổ giun cho chúng trước 7 ngày. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về ngày tiêm của chó Husky. Nếu quá 5 ngày mà bạn chưa đưa chúng đi tiêm thì bắt buộc phải quay lại mũi vacxin 1. Do đó, bạn cần nắm được ngày giờ cụ thể để thú cưng của mình được tiêm chủng đúng lịch nhất.

Lịch tiêm chủng chó Husky mũi 3

Mũi thứ 3 bạn nên tiêm cho chó Husky thuốc phòng dại. Sau đó, mũi tiêm này được thực hiện qua từng năm. Thuốc phòng dại không giống như vacxin phòng bệnh virus trước đó. Trên thực tế, mũi tiêm này cũng không nhất thiết phải tiêm vào mũi thứ 3. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho chó Husky 6 tháng tuổi.

Để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng thì việc tiêm chủng là rất cần thiết
Để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng thì việc tiêm chủng là rất cần thiết

Nội dung của bài viết trên chính là những kinh nghiệm nuôi Husky chi tiết từ A – Z cho những người mới bắt đầu. Đó đều là những vấn đề thiết yếu và vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm được để có thể chăm sóc và nuôi cún cưng của mình được tốt hơn. Chúc bạn thành công và luôn sở hữu một chú Husky mạnh khoẻ, đáng yêu nhất. 

Nguyễn Thị Linh Chi là nhân viên Content tại LIGRU, công việc chính là biên tập, đăng tải bài viết lên website của LIGRU.com. Linh Chi có niềm đam mê đặc biệt đối với viết lách và đã có một số bài viết được đăng tải trên những tạp chí uy tín. Quê Quán: Lạng Sơn Học Vấn: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi

Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi

Giống chó cảnh Béc – giê đang được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên kinh nghiệm nuôi Béc...

Kinh nghiệm nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất cho người mới

Kinh nghiệm nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất cho người mới

Trong số những giống mèo lông xù hiện nay, mèo Ba Tư được biết đến là giống mèo hiếm...

Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Lang Khỏe – Ngoan – Mau Lớn – Thân Thiện

Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Lang Khỏe – Ngoan – Mau Lớn – Thân Thiện

Hiện nay có rất nhiều người muốn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi chuột lang sao cho các bé...

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết

Trau dồi kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập là điều vô cùng cần thiết với những người mới bắt...

Kinh Nghiệm Nuôi Hamster béo tròn A-Z chi tiết nhất 2023

Kinh Nghiệm Nuôi Hamster béo tròn A-Z chi tiết nhất 2023

Thông tin về những kinh nghiệm nuôi Hamster béo tròn, sống lâu được rất nhiều người quan tâm và...

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới

Chó Pug là một giống chó quen thuộc và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên đối...