Trau dồi kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập là điều vô cùng cần thiết với những người mới bắt đầu. Bởi qua đó, thú cưng của bạn sẽ có được sự chăm sóc và phát triển tốt nhất. Cùng theo dõi những nội dung được chia sẻ ở bài viết bên dưới để có thêm thông tin hữu ích nhất cho bản thân nhé!
Mèo Ai Cập hay còn được gọi với những tên khác là mèo không lông, mèo nhân sư, mèo Sphynx… Đây được biết đến là giống mèo không qua cấy ghép mà bị đột biến gen tự nhiên. Năm 1966, chú mèo Ai Cập đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Toronto – Canada. Theo nghiên cứu, chú chính là kết quả của việc 2 còn mèo khác giống giao phối.
Giống mèo này khác hoàn toàn với những con mèo mà chúng ta thường thấy. Bởi trên cơ thể của chúng chỉ được bao phủ bằng một lớp lông tơ rất mỏng, da nhăn nheo với nhiều màu sắc khác nhau như: đen, nude, trắng,…
Không chỉ khác biệt về phần lông, hình dáng của mèo Sphynx cũng rất độc đáo. Đầu của chúng hình nêm tam giác, không có ria mép, kèm theo cặp mắt to tròn đáng yêu và có nhiều màu sắc khác nhau. Kích thước của mèo Ai Cập thường không to lắm, đuôi dài và mềm có thể cuộn tròn ở trên lưng.
Trái ngược với ngoại hình xấu xí, mèo Sphynx lại được yêu thích bởi tính cách đáng yêu và thân thiện. Bên cạnh đó, đây cũng là giống mèo rất thông minh, dễ bảo và sống rất tình cảm.
Để thú cưng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì người nuôi cần phải trau dồi những kiến thức nuôi chuẩn xác. Sau đây là những kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập về cách chăm sóc được nhiều người chia sẻ, bạn hãy tham khảo để áp dụng:
Không giống như các giống mèo khác, mèo không lông cần có một chế độ dinh dưỡng nhiều hơn để chuyển hóa thành năng lượng làm nóng cơ thể. Vì vậy, bạn cần cung cấp cho mèo này một chế độ ăn nhiều mỡ và tinh bột. Chi tiết về chế độ dinh dưỡng trong kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập như sau:
Đây là thời điểm mà những chú mèo con bắt đầu tách sữa mẹ nên còn yếu về hệ tiêu hoá. Trong giai đoạn này, bạn hãy cho chúng ăn trong ngày nhiều bữa (khoảng 3 đến 4 bữa). Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thực phẩm tanh, dầu mỡ để cho mèo ăn. Thay vào đó, bạn hãy xay nhỏ cá đã gỡ xương, gan hoặc thịt để mèo ăn và tránh được tình trạng bị tiêu chảy.
Ở giai đoạn này bạn cần phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mèo các loại rau xanh, thịt gà, hạt để giúp tăng cường canxi và chất đạm. Ngoài ra, bạn cũng rút ngắn số lượng bữa ăn xuống còn 3 bữa mỗi ngày.
Theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì ở giai đoạn này, đạm và tinh bột trong chế độ ăn cần phải giảm bớt. Ngoài ra, mỗi ngày, bạn cũng chỉ nên cho mèo ăn 2 bữa để tránh tình trạng chúng bị béo phì. Ngoài ra, các loại thực phẩm như: Socola, xương, đồ cay nóng, dầu mỡ, nước uống có cồn, thức ăn nhanh hay chất kích thích cũng là điều cấm kỵ đối với chế độ dinh dưỡng của mèo nhân sư. Bởi chúng sẽ khiến hệ tiêu hoá của thú cưng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu bạn nghĩ là mèo không lông không cần tắm thì đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Bởi khi không có lông thì da sẽ phải hoạt động trao đổi nhiều hơn để làm ấm cơ thể. Lớp dầu này sẽ tích tụ trên da nên nếu không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ dễ gây nên bệnh viêm da.
Vì vậy, bạn cần phải tắm rửa thường xuyên cho chúng bằng nước ấm kết hợp với sản phẩm chuyên dụng để tắm cho mèo. Ngoài ra, bạn không nên tự ý sử dụng sản phẩm dành cho người để tắm cho chúng bởi sẽ dễ dẫn đến tình trạng kích ứng da. Bên cạnh đó bạn cũng nên mặc áo cho mèo, bởi mùa đông thì sẽ giúp giữ ấm cơ thể còn mùa hè sẽ giúp da mèo tránh được các hắc tố từ ánh sáng mặt trời.
Vì mèo sphynx không có lông mi nên bụi bẩn sẽ dễ dàng dính vào mắt và gây bệnh. Bởi vậy bạn nên sử dụng băng gạc y tế hoặc khăn mềm sạch thấm nước sạch rồi nhẹ nhàng vệ sinh mắt cho chúng. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng chung một khăn hoặc gạc để rửa cả hai mắt.
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên cho mèo vệ sinh cũng như thăm khám răng miệng. Ngoài ra, người nuôi cũng cần sử dụng kem đánh răng và bàn chải chuyên dụng cho mèo. Khi vệ sinh, bạn cần đưa bài chải theo hướng dọc đường nướu trên với góc hơi chếch để có thể loại bỏ được thức ăn và mảng bám sạch sẽ. Thực hiện động tác theo hướng xoay tròn từ sau ra trước với thời gian khoảng 30 giây.
Mặc dù việc thường xuyên đánh răng sẽ giúp cặn trên bề mặt và mảng bám răng được loại bỏ. Tuy nhiên, anh em vẫn nên sắp xếp lịch thăm khám định kỳ tại phòng khám chuyên khoa để đảm bảo bảo vệ răng miệng mèo được tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng của người cho mèo. Bởi trong thành phần của sản phẩm chứa hàm lượng fluoride cao nên sẽ khiến mèo khó chịu dạ dày hay thậm chí là ngộ độc.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thú y, người nuôi nên tiến hành vệ sinh răng miệng cho mèo từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Bởi đây là bộ phận chúng không thể tự vệ sinh được nên. Do đó, nguy cơ mắc bệnh ung thư răng ở mèo Ai Cập rất cao.
Khi mèo bị mắc các bệnh răng miệng thì cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
Theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì đây là giống mèo có sở thích leo trèo, hiếu động và đùa nghịch. Thế nên, khi móng dài thì sẽ khiến chung dễ bị đau và làm ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển. Hơn nữa, vi khuẩn cùng sẽ dễ tích tụ, cư ngụ vào móng để gây nên những bệnh lý về da cho mèo nhân sư. Vì vậy, người nuôi cần phải thường xuyên tiến hành cắt móng cho mèo. Hoặc bạn cũng có thể trang bị cho chúng trụ cào hay bàn cào móng để mèo có thể bảo dưỡng cũng như tự làm sạch móng.
Mèo Ai Cập sở hữu đặc điểm là đôi tài dài và lớn nên cần phải đặc biệt lưu ý về quá trình chăm sóc. Theo đó, mèo Sphynx cũng không quá phức tạp về cách vệ sinh tai nên bạn chỉ cần sử dụng khăn khô để làm sạch quanh tai, kẽ tai và vành tai kỹ lưỡng là được.
Trong quá trình chăm sóc, theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì bạn nên chú ý tiến hành vệ sinh khoảng 1 lần mỗi tuần. Đồng thời, phải luôn giữ cho đôi tai khô ráo, tránh bị nhiễm bẩn để hạn chế các loại bệnh lý viêm nhiễm phát sinh.
Hơi nữa, mèo nhân sư cũng có đôi tai tương đối nhạy cảm nên bạn cần tránh dùng các vật cứng, sắc nhọn để vệ sinh. Thay vào đó, chỉ nên lựa chọn các loại khăn mềm để đảm bảo không khiến tai chúng bị tổn thương. Đặc biệt, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất bạn hãy mang “bé yêu” của mình tới những spa mèo uy tín để được đảm bảo an toàn nhất.
Tương tự như người hay những loài thú nuôi khác, mèo Ai Cập cũng cần phải được định kỳ khám sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể nhận ra được những bất thường thì người nuôi sẽ cần phải quan sát những thói quen của chúng thường ngày. Qua đó, dễ dàng nhận biết những bất thường để có thể chữa trị kịp thời.
Theo những người có kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì thời gian tốt nhất để thăm khám định kỳ chính là 2 lần mỗi năm. Ngoài ra, anh em cũng nên tiêm phòng bệnh cho mèo theo đúng khuyến cáo từ bác sĩ thú y. Khi nhận thấy mèo có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể thì cần nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh.
So với những giống mèo khác thì mèo nhân sư được đánh giá tương đối cao về sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại dễ có nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn các loại thông thường. Do đó, nếu người nuôi không xây dựng cho chúng chế độ dinh dưỡng khoa học thì việc nhiệm bệnh béo phì là không tránh khỏi. Ngoài ra, mèo không lông cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý khác như: Mề đay, ghẻ, nấm, tim phì đại… nếu không được làm sạch và vệ sinh đúng cách.
Để em mèo của mình được phát triển toàn diện, bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc tiêm phòng cho chúng. Bởi điều này giúp thú cưng luôn mạnh khỏe và phát triển toàn diện. Để nắm được lịch tiêm chủng cho mèo chính xác thì bạn cần căn cứ vào độ tuổi và sức khỏe hiện tại của chúng. Cụ thể như sau:
Theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì đây là mũi vacxin áp dụng cho mèo con vừa đủ 2 đến 4 tháng tuổi. Mũi 4 trong 1 này có tác dụng phòng các bệnh cảm cúm, giảm bạch cầu và các bệnh truyền nhiễm khác. Trước khi tiêm bạn cần xác định tính trạng sức khỏe của mèo. Nếu chúng hoàn toàn bình thường thì mới thực hiện mũi vacxin này.
Mũi tiêm thứ 2 trong kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập được thực hiện với những mèo đạt độ tuổi từ 4 đến 6 tháng. Loại vacxin này cũng có tác dụng tương tự như mũi 1. Tuy nhiên, chúng có liều lượng cao hơn.
Mũi tiêm này được thực hiện sau vacxin thứ hai 4 tuần. Đây không phải là loại vacxin mà là thuốc phòng dại cho mèo. Bởi thời điểm này thú cưng của bạn đã phát triển toàn diện. Tuy mũi tiêm này không bắt buộc nhưng bạn cần tiêm cho chúng hàng năm.
Ngoài ra, bạn nên hoàn thành lịch tiêm này một cách chính xác. Tránh để mèo tròn 1 năm tuổi mới thực hiện. Những năm sau, tiêm nhắc mỗi năm 1 lần đối với tất cả 3 loại vacxin. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước khi tiêm cho cún cưng của mình.
Không chỉ có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc mà huấn luyện cũng là điều cần đặc biệt lưu ý khi nuôi mèo Ai Cập. Sau đây là một số thông tin anh em cần nắm được để có thêm nhiều kiến thức hữu ích:
Để tạo thói quen tốt cho mèo thì bạn nên huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ ngay sau khi “đón” bé mèo về nhà. Ngoài ra, cát vệ sinh cũng có kết cấu đặc biệt nên mèo Ai Cập cũng sẽ thích đi vệ sinh trong khay cát hơn các chỗ khác. Tuy nhiên, người nuôi vẫn cần phải lưu ý đến một số điểm sau đây:
Với loài mèo nói chung và mèo Ai Cập nói riêng thì cào chính là một trong những bản năng của chúng. Do đó, nếu không ở môi trường thích hợp chúng sẽ vào xước quần áo hay đồ dùng, đồ nội thất của bạn để thỏa mãn bản năng. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì bạn nên mua cho chúng những dụng cụ cào móng chuyên dụng thay vì bắt chúng từ bỏ thói quen này.
Hơn việc, việc cào móng sẽ giúp móng của mèo Ai Cập bớt đi phần sắc nhọn hơn. Từ đó, đảm bảo việc chạy nhảy và leo trèo của mèo được đảm bảo an toàn hơn. Mặt khác, với thu cưng, các loại dung cụ cào móng còn được xem như là món đồ chơi hữu hiệu để chúng có thể thỏa sức vui đùa khi chủ nhân bận rộn.
Ngày nay, trụ cào móng có rất nhiều loại và đa dạng về cả kiểu dáng, mẫu mã lẫn chất liệu. Và nếu như bạn muốn rẻ và bền thì nên lựa chọn những loại bằng thân hoặc vỏ cây hay dây thừng. Ngoài ra, nếu diện tích rộng thì người nuôi cũng có thể sử dụng những trụ sào, cây cào hoặc bàn cào để mèo nhân sư có được sự thoải mái nhất khi leo trèo.
Theo kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập thì đây là giống mèo tương đối hiếu động, nhiều năng lượng, hay tò mò và thích khám phá xung quanh. Cũng chính vì vậy mà chúng rất linh hoạt và nhanh nhẹn với khả năng giữ thăng bằng tốt, di chuyển cao. Tuy nhiên, giống mèo không lông lại có nhược điểm là rất dễ mắc chứng béo phì ở tuổi trưởng thành nếu không có thói quen vận động và chế độ ăn khoa học.
Chính vì vậy, việc rèn luyện vận động cho mèo chính là giải pháp giúp chúng giảm nguy cơ bị béo phì cũng như một số bệnh lý về tim mạch do tiêu hao được năng lượng. Mặt khác, vận động còn giúp cơ thể mèo trở nên khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc hơn. Từ đó, tạo nên tiền đề vững chắc để mèo có thể phòng tránh cũng như ngăn ngừa bệnh lý được tốt nhất.
Để giúp mèo vận động, bạn có thể chơi đùa cùng chúng hoặc dắt đi dạo khi thời tiết không quá nắng và nóng. Trong trường hợp người nuôi bận thì có thể cung cấp một số loại đồ chơi như: Trụ cào móng, bóng tròn… để chúng chơi một mình.
Như vậy, thông qua nội dung của bài viết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập chuẩn mà người mới bắt đầu nên biết. Đây đều là các kiến thức hữu ích được cung cấp từ các chuyên gia thú y cũng như người nuôi lâu năm nên đảm bảo tính hiệu quả cao. Chúc cho “em” mèo của bạn luôn mạnh khoẻ và có được sự phát triển tốt nhất.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất cho người mới
Trong số những giống mèo lông xù hiện nay, mèo Ba Tư được biết đến là giống mèo hiếm...
Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới
Chó Pug là một giống chó quen thuộc và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên đối...
Kinh nghiệm nuôi Kiến Cảnh từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Nuôi kiến cảnh giờ đây là thú vui của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng...
Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết
Tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Husky là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Bởi đây là dòng...
Kinh Nghiệm Nuôi Hamster béo tròn A-Z chi tiết nhất 2023
Thông tin về những kinh nghiệm nuôi Hamster béo tròn, sống lâu được rất nhiều người quan tâm và...
Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi
Giống chó cảnh Béc – giê đang được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên kinh nghiệm nuôi Béc...