Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao

Avatar Nguyễn Thị Linh Chi Lần cập nhật cuối: Tháng Bảy 22, 2023

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả, kinh tế cao là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nuôi lươn không bùn đang là phương pháp chăn nuôi lươn mới, đang rất được chú ý. Anh em đang tò mò kinh nghiệm nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng ligru.com tìm hiểu chi tiết về kinh nghiệm nuôi lươn này qua bài viết sau. 

Lý do nên chọn nuôi lươn không bùn

Lươn là món ăn không còn xa lạ đối với người Việt ta. Món lươn có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Lươn cũng dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bồi bổ sức khỏe và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Lươn thường sống dưới bùn, điều này gây khó khăn cho người nuôi trong quá trình khai thác. Do đó, người nuôi đã nghiên cứu và lựa chọn ra phương pháp nuôi lươn không bùn. 

Lý do nên chọn nuôi lươn không bùn
Lý do nên chọn nuôi lươn không bùn

Nuôi lươn không bùn mang đến nhiều thuận lợi cho người chăm lươn. Nhưng do thay đổi điều kiện sống, quy trình chăm lươn cũng cần tỉ mỉ hơn, theo những quy trình đã được nghiên cứu. Nếu không tuân thủ theo những quy tắc đã có sẵn, lươn được nuôi có thể có sức khỏe không tốt, phát triển kém, dẫn tới hiệu quả kinh tế không được cao. 

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao

Chuyên gia chăn nuôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các kiến thức hữu ích về nuôi lươn không bùn. Anh em quan tâm đến kỹ thuật này có thể tham khảo ngay sau đây: 

Địa điểm nuôi lươn

Lươn sống sâu dưới bùn lên địa điểm nuôi lươn cần chọn là vị trí yên tĩnh, hạn chế người đi lại quá nhiều và nên có bóng mát. Ngoài ra, nếu khu vực sống của anh em có nhiều mưa, đất trũng thấp, anh em nên lưu ý chọn vùng đất có địa thế cao, tránh bão lụt. Khu đất xây dựng ưu tiên đa dạng về loại đất như đất cát, đất thịt,… Bên cạnh đó, các điều kiện bên ngoài như nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt cũng cần được chú ý. 

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao
Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao

Bể không bùn nuôi lươn

Bể nuôi không bùn tùy thuộc vào số lượng và quy mô lươn mà anh em xây dựng kích thước cho phù hợp. Thông thường, bể nhỏ sẽ có kích thước từ 10-30m2 với độ sâu khoảng 0.7-1m. Bể lớn diện tích có thể lớn hơn 30m2, 40m2,…. Hiện nay có 2 loại bể không bùn nuôi lươn phổ biến như sau:

Bể lót bạt

Bể lót bạt có chi phí thấp và dễ làm. Anh em chỉ cần để bạt trên nền đất phẳng, có lớp cát lót bên trên để tăng tuổi thọ cho bạt. Bể nên được đắp bờ bằng đất hoặc gạch. Chú ý, anh em đắp bờ bên nên bố trí thêm lưới hoặc gờ cao để tránh lươn bỏ khỏi bể. 

Thông thường, bể lót bạt có kích thước phù hợp nhất là hình chữ nhật với chiều cao độ cao thành bể so với mực nước trong bể là khoảng 40-60 cm. Bể nên bố trí các ống cấp nước và thoát nước độc lập nhau. Ống thoát nước cần có lưới chắn quanh để chặn không cho lươn thoát ra ngoài. Ống cấp nước cũng cần có túi lọc dày dặn để chặn chất bẩn. 

Là là trên mặt nước bể, anh em nên bố trí giá trú ẩn cho lươn. Giá chú ẩn có thể được làm bằng dây nilon, cây khô, phênh tre hoặc ống nhựa,… Nếu giá trú ẩn thưa, có ánh sáng lọt vào anh em nên làm lưới phong lan để che bớt nắng. 

Kinh nghiệm làm bể lót bạt nuôi lươn không bùn
Kinh nghiệm làm bể lót bạt nuôi lươn không bùn

Bể xi măng

Với những gia đình nào có bể nước không dùng có thể tận dụng để nuôi lươn. Nếu xây dựng bể mới, anh em có thể xây dựng bể với kích thước từ 0.6 – 1m, diện tích khoảng 10-20m2. Bể xi măng có ưu điểm là chắc chắn, thành bể cao và an toàn hơn. Tương tự như bể lót bạt, bể xi măng cần độc lập về ống xả và ống cấp nước. Các tiêu chí khác như giá trú ẩn, lưới phong lan,… anh em thực hiện tương tự như bể lót bạt. 

Chuẩn bị bể sẵn sàng nuôi lươn

Sau khi đã có bể, anh em cần thực hiện một số công đoạn như tháo cạn nước, tạc vôi bột, phơi nắng, dẫn nước vào để nuôi lươn. Mỗi công đoạn, anh em cần chú ý các tiêu chí sau đây:

  • Tháo cạn: trường hợp bể anh em dùng là bể mới, anh em cần bơm nước vào để kiểm tra pH của bể, ngâm nước với cây chuối để loại bỏ mùi xi măng. Nếu đây là bể đã qua sử dụng, anh em chỉ cần tháo nước và rửa sạch rêu ở bể.
  • Tạt vôi bột vào thành bể và đáy bể giúp tiêu diệt mầm bệnh và cân bằng lại pH bể. 
  • Phơi nắng: anh em phơi bể 1-2 ngày để vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. 
  • Dẫn nước: anh em dẫn nước lần một ngâm trong khoảng 4-5 tiếng. Sau đó, anh em tháo sạch và dẫn nước mới vào. Nước mới cần kiểm tra kỹ về các điều kiện như nhiệt độ, độ pH và oxy hòa tan. 
Kinh nghiệm chuẩn bị nuôi lươn không bùn
Kinh nghiệm chuẩn bị nuôi lươn không bùn

Chọn giống lươn

Chọn giống nuôi là một trong những khâu quan trọng và là kinh nghiệm nuôi lươn không bùn mà rất ít người nắm được. Lươn được chọn cần đảm bảo có kích thước đồng đều, màu sắc tươi sáng (màu vàng, lương có chấm), không bị thương, mất nhớt và hoạt động linh hoạt. Lươn có màu nhạt, xám tro thì tăng trưởng chậm, khó nuôi và rất yếu ớt. 

Một mẹo nhỏ để anh em test lươn như sau: anh em thả lươn vào nước. Nếu lươn yếu sẽ phình to mang, mất nhớ và ngôi đầu lên cao. Nếu lươn già, ít vận động sẽ lờ đờ, di chuyển chậm. Lươn bị nhiễm độc sẽ xuất huyết quanh hậu môn và nắp mang. 

Kinh nghiệm chọn giống nuôi lươn không bùn
Kinh nghiệm chọn giống nuôi lươn không bùn

Mật độ nuôi lươn không bùn

Theo chuyên gia mách, mật độ thả lươn được khuyến cáo là từ 50-80 con/m2. Thời điểm nuôi lươn là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Trước khi thả lươn, anh em nên sát trùng bằng muối, thuốc tím. Nếu có điều kiện, anh em có thể thuần dưỡng, phân cỡ và phòng bệnh cho lươn trước khi nuôi. 

Nuôi thuần dưỡng cần được nuôi trong bể thoáng mát và yên tĩnh, không nên có ánh sáng trực tiếp. Ở 2-3 ngày đầu, anh em không nên cho lươn ăn bất cứ thứ gì cả để có điều kiện thích nghi. Mỗi ngày, anh em cần thay nước sạch từ 1-2 lần cho lươn. Sau 10-15 ngày, anh em chọn những chú lươn khỏe mạnh để nuôi vào bể. 

Kinh nghiệm mật độ nuôi lươn không bùn
Kinh nghiệm mật độ nuôi lươn không bùn

Thức ăn cho lươn

Thức ăn cho lươn anh em có thể chọn giun, ốc, cá, tôm tép nhỏ hoặc xác động vật,… Thức ăn có thể được nấu chín hoặc ăn tươi đều được. Trong thức ăn, anh em có thể trộn thêm khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa,… Thức ăn cho lươn không được là đồ ươn. Anh em có thể lựa chọn ốc bưu vàng để tiết kiệm chi phí. 

Vị trí cho ăn cần gần vị trí ống thoát nước để dễ làm vệ sinh. Khẩu phần ăn cho lươn nuôi cần cân nhắc theo trọng lượng cơ thể của lươn. Anh em nên kết hợp thức ăn chế biến với thức ăn tươi sống, khẩu phần thức ăn chế biến nên lớn hơn thức ăn tươi sống. 

Thời gian cho lươn ăn nên là vào khoảng chiều mát và chỉ một lần một ngày. Thức ăn ở những lần đầu nên ở lượng vừa phải, tránh thừa thãi. Vị trí cho ăn của lươn nên là vị trí cố định. 

Kinh nghiệm thức ăn nuôi lươn không bùn
Kinh nghiệm thức ăn nuôi lươn không bùn

Phòng bệnh cho lươn nuôi không bùn

Trong điều kiện nuôi nhân tạo, lươn nuôi thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Do đó, anh em cần lưu ý một số vấn đề phòng bệnh cho lươn như sau:

  • Người nuôi không nên nuôi lươn bị thương, bị thuốc mà nên ưu tiên nuôi lươn tự nhiên. Lươn bị thương, chích điện hoặc dính thuốc thường kém linh hoạt, dễ ốm đau. 
  • Người nuôi phải thường xuyên kiểm tra thời tiết, nhiệt độ và chất lượng nước nuôi lươn. Khi lươn có dấu hiệu mắc bệnh, anh em cần kịp thời phát hiện và xử lý.
  • Thức ăn còn thừa nên được xử lý ngay chứ không để cho lươn ăn lại nhiều lần. Thức ăn thừa cũng là nguồn gây bệnh lớn cho lươn nuôi. 

Trên đây là những kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao mà ligru.com muốn chia sẻ đến anh em. Mong rằng bài viết của ligru.com sẽ giúp anh em có được nhiều thương vụ nuôi lươn thành công. 

 

Nguyễn Thị Linh Chi là nhân viên Content tại LIGRU, công việc chính là biên tập, đăng tải bài viết lên website của LIGRU.com. Linh Chi có niềm đam mê đặc biệt đối với viết lách và đã có một số bài viết được đăng tải trên những tạp chí uy tín. Quê Quán: Lạng Sơn Học Vấn: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Kinh Nghiệm Nuôi Ếch Không Phải Ai Cũng Biết

Kinh Nghiệm Nuôi Ếch Không Phải Ai Cũng Biết

Hiện nay nuôi ếch đang được nhiều người lựa chọn bởi khả năng mang lại lợi nhuận rất cao....

Chia sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Bồ Câu Nhốt chuồng đúng kỹ thuật

Chia sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Bồ Câu Nhốt chuồng đúng kỹ thuật

Nuôi bồ câu nhốt chuồng hiện nay được rất nhiều người quan tâm vì khả năng thu lại lợi...

Tìm Hiểu Những Kinh Nghiệm Nuôi Heo Rừng Hiệu Quả 

Tìm Hiểu Những Kinh Nghiệm Nuôi Heo Rừng Hiệu Quả 

Nuôi heo rừng ngày càng được phổ biến hiện nay, khi mà đây là loại động vật được biết...

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá Hay Dành Cho Sư Kê

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá Hay Dành Cho Sư Kê

Là một sư kê chắc chắn bạn sẽ cần trau dồi cho mình kinh nghiệm nuôi gà đá hay...