Kinh Nghiệm Nuôi Hamster béo tròn A-Z chi tiết nhất 2023

Nguyễn Thị Linh Chi Lần cập nhật cuối: Tháng ba 15, 2023

Thông tin về những kinh nghiệm nuôi Hamster béo tròn, sống lâu được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Và Chuột Hamster là loài vật được nuôi rất nhiều tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên nếu như chủ nhân của Hamster không chăm sóc đúng cách thì tuổi thọ của chúng sẽ rất ngắn. Vậy giới chuyên gia chia sẻ những gì về cách nuôi Hamster? Các bạn hãy dành chút thời gian cùng LIGRU tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Giới thiệu đôi nét về chuột Hamster

Trước khi các bạn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Hamster khỏe mạnh, béo tròn mới nhất 2023 thì mọi người cần hiểu rõ về loài chuột cảnh này trước. Loài chuột Hamster được các nhà khoa học tìm thấy vào năm 1829 và sử dụng chúng vào việc nghiên cứu khoa học. Sau nhiều năm thí nghiệm loài chuột Hamster đã có được sự lai tập di truyền và trở nên rất quen thuộc với con người. 

Giới thiệu đôi nét về chuột Hamster
Giới thiệu đôi nét về chuột Hamster

Hamster có trí thông minh hơn chuột thông thường và tính cách gọn gàng trong lối sống cho nên chúng đã trở thành thú cưng được nhiều người ưa thích. Loài chuột Hamster có tập tính đào bới hang để đuổi bắt côn trùng và chúng bị cụt đuôi. Đây không phải là dòng giống chuột như chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt nên chúng sẽ không mang nhiều mầm bệnh hay phá hoại mùa màng. 

Theo nguồn thông tin chính xác được chia sẻ từ các nhà khoa học thì có tới 24 loài chuột Hamster. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nuôi chủ yếu 4 loài Hamster sau đây: Hamster Campbell, Hamster Winter, Hamster Robo, Hamster Bear. Đây đều là những dòng Hamster rất dễ thuần và có trí thông minh hơn những loài chuột khác. Chính vì vậy mà chúng được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng làm thú cưng. 

Tại Việt Nam có xu hướng nuôi chuột Hamster như thế nào?

Có thể nói chuột Hamster là một trong những loài thú cưng được nuôi dưỡng nhiều nhất thời điểm hiện tại. Chúng có tính cách hiền lành cùng sự dễ thương cho nên loài chuột này luôn được nhiều người yêu thích. Đặc biệt là việc nuôi dưỡng chuột Hamster không tốn quá nhiều thời gian và chi phí như những loại thú cưng khác. 

Tại Việt Nam có xu hướng nuôi chuột Hamster như thế nào?
Tại Việt Nam có xu hướng nuôi chuột Hamster như thế nào?

Tại Việt Nam thì việc nuôi chuột Hamster là thú vui giúp nhiều người giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc quá tải. Quả thực không có ai có thể cưỡng lại vẻ đáng yêu của loài chuột béo ú này vì chúng rất dễ thưởng mà còn biết chơi đồ chơi rất thông minh. 

Thông tin chi tiết về các loại Hamster hay gặp tại Việt Nam – kinh nghiệm nuôi Hamster

Có thể nói việc phân biệt các loại chuột Hamster rõ ràng sẽ giúp chủ nuôi lựa chọn được những bé phù hợp với mình. Và từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra những kinh nghiệm nuôi Hamster thích hợp và kéo dài tuổi thọ của bé dài hơn, ít bị bệnh tật. Trên thế giới có đến 24 loài Hamster, nhưng tại Việt Nam thì nuôi phổi biến nhất 4 loại Hamster là: Hamster Robo, Hamster Bear, Hamster White, Hamster Cambell, cụ thể:

Hamster Bear

Loài Hamster Bear được coi là là loài có trọng lượng và kích thước lớn nhất trong 4 loại kể trên. Qua sự theo dõi của các nhà khoa học thì Hamster Bear có kích thưởng thưởng thành dài đến 15cm và nặng 150 – 200g. Và Hamster Bear cũng là dòng chuột thú cưng được yêu thích nhất tại Việt Nam và trên toàn thế giới. 

Hamster Bear
Hamster Bear

Hamster Bear sở hữu thân hình mập mạp và dễ nuôi, thân thiện với con người. Chính vì vậy mà Hamster Bear được rất nhiều người nuôi dưỡng và lựa chọn. Tuy nhiên khi bạn nuôi Hamster Bear thì cần phải nhớ một điều rằng chúng rất hiếu chiến và hung dữ. Vì vậy bạn cần nghiên cứu thật kỹ về loài Hamster Bear để đưa ra quyết định có nên nuôi chúng hay loài Hamster khác. 

Hamster Robo

Loài Hamster Robo trái ngược hoàn toàn với giống Bear vì đây là loài nhỏ nhất trong “dòng họ”. Theo chia sẻ của các nhà khoa học thì kích thước của Hamster Robo chủ rơi vào khoảng 4 – 5 cm và chúng nặng khoảng 50g khi trưởng thành. Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng chúng lại rất năng động, ít ngủ và rất thích chơi đùa. 

Bên cạnh đó Robo thường hay bị giật mình trước những người bạn mới vì tính cách của chúng khá nhút nhát. Và khi dòng Hamster cảm thấy chúng bị đe dọa thì chúng thường lăn ra giả chết. 

Hamster Winter White

Dòng Hamster Winter White cũng được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn làm thú cưng. Chúng có kích thường từ 8 đến 10cm, cân nặng 90 đến 120g. Hamster Winter White rất hiền lành và hòa đồng nên bạn sẽ dễ dàng chơi đùa hay vuốt ve chúng trên tay mình. Tuy nhiên đối với người lạ thì Hamster Winter White lại tỏ ra rất nhút nhát. Loài Hamster có màu sắc lông đa dạng và màu lông của chúng thay đổi độ đậm nhạt theo mùa. 

Hamster Winter White
Hamster Winter White

Hamster Cambell 

Dòng Hamster Cambell cũng tương tự với Winter White về khuôn mặt và ngoại hình. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt chúng bằng phần mũi nhọn, thẳng trong khi mũi của dòng Winter White tù và cong. Bên cạnh đó ta của Cambell cũng to rộng và ít lông hơn so với Hamster WW. Theo đánh giá của các chủ nuôi là Cambell là dòng khá hiếu chiến và thường chủ động tấn công hoặc đe dọa khi có Hamster khác lại gần chúng. 

Những kinh nghiệm nuôi Hamster cho người mới bắt đầu

Mặc dù có rất nhiều dòng Hamster khác nhau để bạn lựa chọn nhưng không phải dòng nào cũng có cách thức nuôi dưỡng như nhau. Loài Hamster rất dễ nuôi nhưng vẫn có một số điều cơ bản bạn cần nắm được để đảm bảo bé Hamster của mình khỏe mạnh, vui vẻ. Dưới đây là những kinh nghiệm nuôi Hamster cho người mới bắt đầu được chúng tôi tổng hợp lại cho các bạn tham khảo, cụ thể: 

Chuồng nuôi Hamster

Khi bạn lựa chọn chuồng nuôi cho Hamster thì cần phải đảm bảo chuồng có rào che chắn tốt. Mục đích chính là để Hamster không thoát ra ngoài và tránh bị các loài động vật khác làm hại. Theo những người nuôi Hamster lâu năm thì họ thường lựa chọn các loại lồng có chất liệu như sau: Lồng sắt, lồng nhựa, lồng kính mica. Bên cạnh đó người nuôi cần kết hợp các loại lót chuồng hoặc mùn gỗ, giấy xe vụ để đảm bảo vệ sinh cho chuồng Hamster. 

Chuồng nuôi - đồ chơi - phụ kiện cho Hamster
Chuồng nuôi – đồ chơi – phụ kiện cho Hamster

Khi nuôi Hamster nếu như bạn chọn một chiếc lồng quá nhỏ bé thì chúng sẽ không có chỗ để tập thể dục và vận động. Và điều này sẽ khiến cho Hamster buồn chán, khó chịu và lười dần dần đi. Theo những người nuôi Hamster lâu năm thì lồng có kích thước tối thiểu là 60x40x40 cm (Dài x cao x rộng). Với một chiếc lồng đạt tiêu chí thì Hamster sẽ đi lại nhiều hơn và có một cơ thể khỏe mạnh giúp tuổi thọ kéo dài. 

Chuẩn bị lồng có kích thước phù hợp với Hamster - kinh nghiệm nuôi Hamster
Chuẩn bị lồng có kích thước phù hợp với Hamster

Đồ chơi cho Hamster

Chuột Hamster là sinh vật hiếu động tinh nghịch nên nếu chúng không được vận động thì sức khỏe sẽ bị suy giảm về cả tinh thần lẫn thể chất. Chính vì vậy người nuôi cần phải bổ sung những đồ chơi hoặc phụ kiện để chuột Hamster có thể leo trèo, chạy nhảy, thỏa thích trong lồng mà không hề bị chán. Hiện nay các món phụ kiện đồ chơi phổ biến cho Hamster được nhiều người lựa chọn gồm có:

  • Đồ chơi vận động: bánh xe, bóng tập thể dục,…
  • Đồ chơi luyện hàm: đá mài răng, cầu gỗ, mê cung,…

Khi nuôi chuột Hamster bạn nên mua đầy đủ các phụ kiện cũng như đồ chơi để chúng vận động. Bởi loài vật này cần phải vận động, thể dục mỗi ngày để đảm bảo có sức khỏe và độ dẻo dai. Người nuôi nên ưu tiên mua các phụ kiện cho Hamster như: Wheel, banh chạy, đường hầm trú ẩn, mài răng, nhà ngủ,… Bên cạnh đó bạn có thể thả bé ra ngoài 1 chút để chúng vận động (lưu ý nhà không có trẻ em, chó mèo, đông người qua lại) tại những nơi riêng tư. 

Mua đầy đủ phụ kiện + đồ chơi cho Hamster
Mua đầy đủ phụ kiện + đồ chơi cho Hamster

Thức ăn cho Hamster

Trong chuyên mục tổng hợp những kinh nghiệm nuôi Hamster sẽ không thể thiếu chủ đề thức ăn. Vì Hamster là loài vật ăn tạp và có lối sống hoang dã nên thức ăn chủ yếu của chúng chính là: ruổi, muỗi, sâu bọ. Tuy nhiên theo thời gian loài vật này được thuần hóa cho nên thức ăn của chúng chủ yếu là các loại hạt, rau củ quả, hạt hướng dương, hạt điều, bánh ngọt, bánh mặn,… 

Một chế độ ăn lành mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với Hamster vì yếu tố này giúp chúng có sức khỏe tốt hơn. Theo nhiều chuyên gia thì thức ăn cho Hamster nên có nhiều chất xơ và ít đường. Người nuôi có thể mua thức ăn được chế biến sẵn tại các cửa hàng thú cưng. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên cung cấp nước uống sạch đã được nấu chín cho Hamster. 

Cung cấp thức ăn + nước uống cho Hamster đầy đủ
Cung cấp thức ăn + nước uống cho Hamster đầy đủ

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia phương Tây thì họ đã liệt kê những loại thực phẩm bạn tuyệt đối không cho Hamster ăn, cụ thể: 

  • Hạt nhân
  • Thực phẩm nhiều đường 
  • Sô cô la
  • Đồ ăn đóng hộp có chất bảo quản
  • Kẹo
  • Đồ chiên dầu mỡ
  • Thức ăn mặn
  • Trái cây có vị chua
  • Mứt
  • Các loại hạt của trái cây
  • Đậu đỏ
  • Trái lê
  • Khoai tây sống

Mặc dù Hamster là loài vật ăn tạp nhưng chế độ dinh dưỡng của chúng lại có rất nhiều điểm khác việt so với chó mèo. Nếu như bạn không biết về điều này và cho Hamster ăn những đồ ăn kiêng kị thì tuổi thọ của chúng sẽ giảm mạnh, ốm yếu, mắc bệnh ngộ độc dẫn đến tử vong. 

Vệ sinh 

Chuột Hamster là loài vật sở hữu bản năng tự nhiên đó là chúng có thể tự làm sạch bộ lông bị dính bụi bẩn của mình. Những người nuôi Hamster thường chuẩn bị các loại cát chuyên dụng dành cho chuột để chúng tự tắm trong bồn cát. Khi chuột vào không gian cát tắm thì chúng sẽ lăn lộn vài vòng là chất bẩn sẽ rơi ra khỏi cơ thể ngay. Và chỉ khi Hamster bị dính bẩn bởi chất độc hại khó tẩy thì bạn mới bên sử dụng nước ấm để tắm cho chúng. 

Vệ sinh chuồng Hamster - kinh nghiệm nuôi Hamster
Vệ sinh chuồng Hamster

Nhiều người có kinh nghiệm nuôi Hamster thường chia sẻ rằng một chiếc lồng dơ bẩn sẽ khiến chú chuột của bạn dễ mắc bệnh. Chính vì vậy người nuôi cần đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên. Bạn có nên vệ sinh chuồng cho Hamster ít nhất 1 lần/tuần. Người nuôi nên rửa lồng kỹ rồi lau khô hoàn toàn trước khi thêm lót chuồng mới cùng các phụ kiện. 

Cách huấn luyện Hamster cần biết trong kinh nghiệm nuôi Hamster

Có thể nói việc huấn luyện Hamster nghe lời không phải là điều quá khó khăn đối với những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên với những bạn mới nuôi dòng chuột cảnh này thì họ sẽ có nhiều thắc mắc. Theo những người nuôi Hamster lâu năm để huấn luyện dòng chuột này hiệu quả thì bạn nên dành sự yêu mến, kiên nhẫn cao dành cho chúng. 

Khi bắt đầu huấn luyện chuột Hamster thì trước tiên bạn hãy bỏ một ít thức ăn vào bát của chúng. Người nuôi nên chọn thời điểm chúng đang thức giấc và cảm thấy đói thì việc huấn luyện sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn. 

Cách huấn luyện Hamster
Cách huấn luyện Hamster

Tổng hợp những lưu ý về tập tính của Hamster – kinh nghiệm nuôi Hamster chi tiết

Mặc dù Hamster đã được con người thuần hóa để làm thú cưng nhưng chúng vẫn giữ một số bản năng khi sinh ra đã có sẵn rồi. Chính vì vậy người nuôi cần phải tôn trọng chúng khi nuôi dưỡng. Những kinh nghiệm nuôi Hamster này sẽ giúp bạn và thú cưng của mình gần nhau hơn rất nhiều. Và sau đây là những lưu ý về tập tính của Hamster được bài viết tổng hợp lại cho các bạn tham khảo, cụ thể: 

Thích sống đơn độc – bảo vệ lãnh thổ

Mặc dù loài Hamster có đôi lúc săn mồi theo bầy đàn nhưng ngoài những lúc đó ra thì chúng chỉ sống một mình. Vì vậy khi Hamster cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ thì chúng sẽ tấn công kẻ xây phạm (kể cả đồng loại). Tuy nhiên vẫn có một số ít cá thể có thể sống chung (tỷ lệ thấp). Nếu như Hamster sinh ra cùng chung một mẹ (cùng đàn) thì tỷ lệ sống chung sẽ cao hơn. Ngoài ra trường hợp Hamster có thể sống chung là một cái một đực hay chúng muốn sống chung. 

Thích sống đơn độc - bảo vệ lãnh thổ
Thích sống đơn độc – bảo vệ lãnh thổ

Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nuôi Hamster thì họ chia sẻ rằng nếu người nuôi không có ý định cho chúng sinh sản thì không nên ghép ở chung với nhau. Đặc biệt là bạn tuyệt đối không ghép hai loài Hamster khác nhau ở chung vì chắc chắn sẽ xảy ra tranh chấp lãnh thổ. 

Tập tính bảo vệ con khi sinh sản cần biết trong kinh nghiệm nuôi Hamster

Khi Hamster mẹ chuẩn bị sinh con thì chúng thường trở nên rất hung dữ. Và kể cả con đực sống chung với nó thì nó cũng có thể cắn khi thấy con mình bị nguy hiểm. Lời khuyên cho bạn đó là sau khi Hamster mẹ đẻ thì bạn nên tách con đực ra và hạn chế tiếp xúc với chúng để tránh trường hợp Hamster mẹ bị stress (có thể ăn con của mình). 

Trong thời gian này bạn nên đặt chuồng Hamster mẹ ở vị trí yên tĩnh trong nhà và hạn chế vệ sinh chuồng. Bên cạnh đó người nuôi cũng cần bồi bổ chu Hamster mẹ các loại thức ăn dặm nhiều chất dinh dưỡng như: 

  • Phô mai
  • Kỳ tử (giảm stress)
  • Sâu rang
  • Trứng luộc

Những loại thức ăn này sẽ giúp cho Hamster mẹ chăm sóc sức khỏe của mình và đàn con được tốt hơn rất nhiều

Hamster chủ yếu hoạt động vào ban đêm

Có thể nói chuột Hamster sẽ dành thời gian ban ngày để ngủ và chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Đây là bản năng tự nhiên của dòng chuột này nên người nuôi khó có thể thay đổi chúng. Lời khuyên cho bạn đó là nên đặt chuồng Hamster cách xa vị trí ngủ của mình để tránh nghe các tiếng động của chúng. Nếu như bạn có mua Wheel thì hãy mua loại Silent êm ái để tránh nghe tiếng ồn phát ra từ Wheel. 

Hamster chủ yếu hoạt động vào ban đêm
Hamster chủ yếu hoạt động vào ban đêm

Tập tính thích đào bới và chui rúc

Có thể nói chuột Hamster được coi là chuyên gia đào hang trú ẩn và dù chúng có được lai tạo qua nhiều thế hệ thì vẫn giữ nguyên bản năng này. Vì vậy nếu bạn thấy Hamster bới đồ tung tóe khắp nơi thì cũng đừng nên quá ngạc nhiên bởi đây là tập tính bình thường của chúng mà thôi. Bên cạnh đó Hamster còn có sở thích chui rúc vào những chỗ chật hẹp nữa. Lời khuyên cho bạn là nên mua mùn cưa, gỗ nén, cát sand, ống chui, nhà ngủ để chúng được toại nguyện. 

Dự trữ thức ăn trong túi má

Hamster có thói quen dự trữ thức ăn trong túi má để tha về tổ. Chính điều này khiến cho loài vật này trở nên vô cùng đáng yêu và hài hước. Và khi Hamster bị cầm trên tay thì chúng sẽ nhả thức ăn ra ngoài để tìm đường tẩu thoát dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt thì chuồng Hamster chính là nhà của chúng nên bạn sẽ ít khi thấy chúng là điều đó. Khi Hamster dự trữ thức ăn trong túi má lâu ngày sẽ khiến bốc mùi và khiến chúng bị viêm túi má. 

Dự trữ thức ăn trong túi má
Dự trữ thức ăn trong túi má

Lời khuyên cho bạn đó là cho Hamster lượng thức ăn vừa đủ để chúng không bị kén ăn và trữ thức ăn thừa trong túi má. Ngoài ra điều này cũng sẽ giúp cho Hamster hấp thụ đủ chất và giảm thiểu tình trạng béo phì và ăn ngon miệng hơn khi bị đói. 

Răng mọc và phát triển suốt đời

Có thể nói răng của Hamster cũng giống như bao lời gặm nhấm khác cho nên răng của chúng sẽ phát triển không có điểm dừng. Chính vì vậy chúng sẽ phải mài mòn răng của mình để ăn uống dễ dàng hơn. Vì vậy khi bạn thấy Hamster cắn thứ gì đó cứng cứng thì đây là điều rất bình thường. Lời khuyên cho bạn đó là hãy cung cấp cho Hamster những loại hạt cứng làm thức ăn để chúng vừa ăn vừa mài răng (lưu ý không cho ăn họa hoa quả). 

Thích vận động và khám phá môi trường sống xung quanh

Vào ban đêm thì loài chuột Hamster trong môi trường tự nhiên có thể di chuyển được vài kilomet chỉ để săn mồi và tìm kiếm thức ăn. Hoặc chúng sẽ đi khám phá xung quanh khu vực mình sinh sống mà vẫn tìm được lối về tổ an toàn. Lời khuyên cho người nuôi đó là bạn hay mua một chiếc Well để Hamster tăng cường sức khỏe và giảm thiểu bệnh béo phì và tình trạng stress (nết có). 

Thích vận động và khám phá môi trường sống xung quanh
Thích vận động và khám phá môi trường sống xung quanh

Kinh nghiệm nuôi Hamster – Cách điều trị bệnh thường gặp cho Hamster

Có thể nói trong chuyên mục những kinh nghiệm nuôi Hamster sẽ không thể thiếu cách điều trị những căn bệnh thường gặp cho loài vật này. Khi nuôi Hamster thì chú chuột của bạn có thể sẽ mắc phải một số bệnh như:

Tiêu chảy

Hamster bị tiêu chảy là do chúng hấp thụ quá nhiều rau xanh và trái cây. Hoặc cũng có thể là do chúng bị stress quá lâu khiến bị tiêu chảy. Khi Hamster của bạn bị tiêu chảy thì hãy tách chu Hamster bệnh ra khỏi đàn rồi cho chúng uống thuốc điều trị tiêu chảy chuyên dụng mua ở tiệm thú cưng. 

Tiêu chảy ở Hamster
Tiêu chảy ở Hamster

Táo bón

Trường hợp Hamster bị táo bón chủ yếu là do chúng ăn những thực phẩm có tính nóng như: hạt hướng dương, cốm gạo, thức ăn khô, quả ngọt,… Lúc này chủ nuôi cần cho Hamster ăn thêm những loại thức ăn có tính mát như rau xanh là được. 

Sốc nhiệt

Tình trạng Hamster bị sốc nhiệt có thể là do chúng ở nơi quá nóng, quá bí hoặc thời tiết thất thường. Để xử lý tình trạng Hamster bị sốc nhiệt thì bạn cần để chúng ở nơi mát hơn rồi bổ sung thêm phô mai, ruột bánh mì, bột yến mạch,… Sau đó bạn hãy cho Hamster bị sốc nhiệt uống nước thật từ từ (cho vào bình nước hoặc bơm trực tiếp cho chúng thật cẩn thận và không để nước rớt vào người chúng).  

Hamster bị sốc nhiệt
Hamster bị sốc nhiệt

Cảm lạnh

Hamster bị cảm lạnh là do thời tiết thay đổi thất thường hay điều kiện sống của chúng quá lạnh. Hoặc cũng có thể là do Hamster tiếp xúc với người bị cảm lạnh và chúng bị lây bệnh. Lúc này người nuôi cần giữ ấm cho Hamster rồi cho chúng uống thêm kháng sinh chuyên dụng mua ở quầy thú cưng. Bên cạnh đó chủ nuôi hãy cho chúng uống sữa kết hợp với các thực phẩm dạng mềm như: Phô mai, bánh mềm,… 

Đuôi ướt

Căn bệnh đuôi ướt ở Hamster là do chúng bị stress mà ra. Loại bệnh này khiến Hamster dễ bị tiêu chảy và thậm chí dẫn đến tử vong. Khi gặp tình trạng này bạn cần đưa Hamster đi thăm khám bác sỹ thú ý ngay lập tức để điều trị kịp thời. 

Đuôi ướt ở Hamster
Đuôi ướt ở Hamster

Những điều nên làm khi nuôi chuột Hamster

Trong kinh nghiệm nuôi Hamster thì chúng ta cũng cần phải nắm được những điều nên làm khi nuôi dưỡng loại thú cưng này. Mục đích chính là để giúp chúng sống khỏe mạnh và tinh nhanh hơn, cụ thể:

Luôn có lót chuồng cho Hamster

Hamster là loài vật có bản năng luôn đào hang cho nên bạn cần sử dụng lót chuồng cho các bé. Người nuôi có thể sử dụng các loại lót chuồng chuyên dụng cho Hamster như: Mùn cưa, giấy lót chuồng, cát lót, cỏ khô. 

Bế Hamster đúng cách – kinh nghiệm nuôi Hamster

Hamster là loài vậy có kích thước rất nhỏ cho nên cơ thể của chúng rất yếu. Chính vì thế khi bế loài vật này bạn cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Người nuôi nên dùng lòng bàn tay nâng đỡ phần lưng, thân của chuột rồi từ từ bế chúng lên tay. Và bạn không được cầm vào phần đuôi của chuột vì điều này sẽ khiến Hamster bị tổn thương, hoảng sợ. 

Bế Hamster đúng cách
Bế Hamster đúng cách

Mua chuột Hamster tại các địa chỉ uy tín

Điều quan trọng đầu tiên khi bạn bắt đầu nuôi chuột Hamster đó là chọn mua chuột ở những địa chỉ uy tín. Nếu như bạn có ý định mua Hamster ở một cửa hàng thú cưng nào đó thì hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ càng. Vì điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ tận tình từ người bán để chăm sóc Hamster được tốt hơn. 

Cho Hamster thăm khám thú y thường xuyên

Hamster cũng giống như bao vật nuôi khác cho nên việc cho chúng thăm khám sức khỏe thường xuyên là điều rất cần thiết. Bạn nên đưa chuột đến các cơ sở thăm khám thú y để chúng được chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó điều này sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề sức khỏe của Hamster khi có dấu hiệu phát sinh. 

Tổng hợp những điều không nên làm khi nuôi Hamster – kinh nghiệm nuôi Hamster

Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những điều không nên làm khi nuôi chuột Hamster. Mục đích chính là để các bạn có kinh nghiêm nuôi Hamster hơn và chăm sóc chúng thật tốt, cụ thể:

Không mang chuột Hamster về nuôi khi chưa có sự chuẩn bị

Bạn đừng nên nuôi Hamster chỉ vì có sở thích mà cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Theo nhiều chuyên gia thì việc nuôi Hamster đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm lý cũng như các phụ kiện đi kèm cho chúng. Và nếu như bạn chưa sẵn sàng nuôi Hamster thì tốt nhất không nên mua chúng về. 

Không mang chuột Hamster về nuôi khi chưa có sự chuẩn bị
Không mang chuột Hamster về nuôi khi chưa có sự chuẩn bị

Tuyệt đối không nuôi Hamster trong phòng ngủ

Bạn không nên đặt chuồng Hamster trong phòng ngủ và con cái. Vì điều này sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng bởi những tiếc ổn của Hamster hoạt động vào ban đêm. 

Không nuôi, thả Hamster trong nhà, Kinh nghiệm nuôi Hamster cần biết

Theo các chuyên gia có kinh nghiệm nuôi Hamster thì bạn không nên thả chúng trong nhà vì diện tích ở đó quá lớn. Các bé chuột cần một không gian vừa đủ có thiết kế đặc biệt sẽ giúp chúng phát triển an toàn và khỏe mạnh hơn. 

Không nuôi, thả Hamster trong nhà - kinh nghiệm nuôi Hamster
Không nuôi, thả Hamster trong nhà

Không nên nuôi Hamster nếu như bạn có con nhỏ 

Trẻ nhỏ thường có những hành động thô bạo đối với Hamster và điều này sẽ vô tình làm cho chúng bị tổn thương. Vì vậy nếu như con nhỏ của bạn từ 12 tuổi trở lên và ý thức được hành động của mình thì nên cân nhắc tập nuôi. 

Không nên nuôi hai cá thể chuột Hamster trong cùng một lồng

Chuột Hamster là loài vật có tập tính phân chia lãnh thổ trong tự nhiên. Chính vì vậy người nuôi không nên cho hai chú chuột vào cùng 1 lồng vì chúng sẽ đánh nhau vì tranh chấp lãnh thổ. Và việc nuôi chung chuột đực với cái sẽ khiến chúng sinh sản với tốc độ chóng mặt và đem lại cho bạn nhiều rắc rối. 

Không nên nuôi hai cá thể chuột Hamster trong cùng một lồng
Không nên nuôi hai cá thể chuột Hamster trong cùng một lồng

Kinh nghiệm nuôi Hamster – Không nên ép chuột Hamster chơi quá nhiều

Trong kinh nghiệm nuôi Hamster thì bạn không nên ép buộc chúng chơi với mình quá nhiều. Mặc dù việc tương tác với thú cưng của mình là việc vô cùng quan trọng để tạo dựng mối liên hệ giữa bạn và Hamster. Nhưng khi bạn bắt chúng chơi đùa quá nhiều sẽ khiến Hamster bị căng thẳng, stress. 

Đừng nên cho Hamster ăn vặt quá nhiều

Có thể nói việc cho chuột Hamster ăn vặt quá nhiều các thực phẩm chế biến có lượng đường cao sẽ khiến sức khỏe của chúng bị giảm sút rất nhiều. Bên cạnh đó điều này còn khiến cho chú Hamster của bạn bị béo phì và tuổi thọ bị rút ngắn. 

Đừng nên cho Hamster ăn vặt quá nhiều
Đừng nên cho Hamster ăn vặt quá nhiều

Không đặt chuồng Hamster dưới ánh nắng trực tiếp

Ánh nắng trực tiếp sẽ khiến cho Hamster bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong. Chính vì vậy người nuôi không nên đặt chuồng Hamster tại những nơi có ánh nắng trực tiếp. Không những thế việc để Hamster tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ khiến chúng mắc nhiều bệnh tật khác và thị giác bị ảnh hưởng. 

Cách chăm sóc Hamster mẹ mới sinh trong kinh nghiệm nuôi Hamster

Thông tin về kinh nghiệm nuôi Hamster đã được trình bày khá đầy đủ ở trên. Tuy nhiên việc chăm sóc Hamster mẹ sau sinh sẽ có sự khác biệt rất lớn đối với cách thức nuôi thông thường. Và sau đây bài viết sẽ chia sẻ tới các bạn cách chăm sóc Hamster mẹ sau sinh chi tiết nhất, cụ thể: 

Thức ăn

Bạn cần cung cấp cho Hamster mẹ ở một mình cùng bầy con thức ăn và nước uống trong thời gian 1 tuần. Bên cạnh đó bạn không nên chăm chút cho chúng quá nhiều trong thời gian này vì điều này sẽ dễ khiến Hamster bị stress. Người nuôi hãy bỏ 1 ít giấy vệ sinh hoặc vải mỏng vào chuồng để Hamster mẹ có thể làm tổ cho con. Bạn nên làm điều này trước khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày để tránh quấy rầy Hamster trong quá trình sinh nở. 

Thức ăn cho Hamster mẹ - kinh nghiệm nuôi Hamster
Thức ăn cho Hamster mẹ

Khi Hamster con bắt đầu di chuyển được thì bạn cũng đừng nên dọn dẹp chuồng quá nhiều. Bạn nên tình trạng chuồng như vậy trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày (2 tuần). Bên cạnh đó người nuôi hãy nhớ cung cấp thức ăn và nước uống với thực đơn đạt tiêu chuẩn cho Hamster để đảm bảo chúng hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. 

Ngoài thức ăn dinh dưỡng ra thì bạn có thể cho Hamster mẹ và con ăn trứng luộc chín kỹ, phô mát, hạt lúa mì,… Bạn không nên mua những Hamster mẹ đang trong quá trình mang thai vì có khả năng nó còn quá nhỏ và sẽ không chăm sóc con được tốt. Thậm chí Hamster mẹ còn có thể ruồng bỏ hoặc ăn thịt con của mình. 

Chuồng cho Hamster mẹ – kinh nghiệm nuôi Hamster a-z

Người nuôi nên dọn dẹp 1 vài chỗ ẩm ướt trong chuồng Hamster mẹ và điều này cô cùng quan trọng. Bên cạnh đó người nuôi cần cung cấp đủ thức ăn và nước sạch cho chúng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý mọi động tác mở cửa chuồng, thay thức ăn, nước uống cần làm hết sức nhẹ nhàng trong yên lặng để tránh để Hamster lo lắng và bị stress. 

Bạn có thể ngắm Hamster mẹ và bầy con của chúng thật lặng lẽ. Bên cạnh đó bạn cần phải nhớ rằng Hamster mẹ sẽ hung hăng hơn bình thường sau khi sinh con nhưng điều này hoàn toàn tự nhiên nên bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Trong trường hợp bé Hamster đi lung tung thì mẹ của bé sẽ tự đem về tổ và cho bú. 

Tách hamster bố

Bạn nên tách con số ra Hamster mẹ ra khi chắc rằng nó có bầu. Vì nếu như bạn không tách con bố ra thì chúng sẽ ăn thịt con. Hamster sẽ không ăn thịt con nếu như không bị stress nên bạn hãy giữ nguyên chuồng trại. Người nuôi không nên thay lót chuồng trong vòng 1 tháng kể từ khi bé Hamster con được sinh ra. Bên cạnh đó bạn cũng không được cầm, bế Hamster mẹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. 

Hamster mẹ khỏi con bố
Tách Hamster mẹ khỏi con bố

Kinh nghiệm nuôi Hamster Chăm sóc Hamster mẹ và con 

Khi Hamster mẹ đẻ thì bạn cần cho nó bú sữa không đường nguyên chất và ăn thật nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên để sữa trong tủ lạnh và lấy ra lọ thuốc nhỏ mắt và cắt đầu lọ thuốc thật bé. Sau đó bạn hãy bóp sữa vào miệng Hamster mẹ và lau miệng cho bé. Bạn nên cất bình nước đi, sau khi Hamster mẹ bú sữa xong thì hãy bỏ bình nước vào. 

Trong trường hợp bạn thấy Hamster mẹ cất thức ăn dưới lót chuồng thì đừng sợ dơ mà bỏ nhé vì đây là nguồn thức ăn cho chuột con sau này. Người nuôi không đụng vào Hamster mẹ và con trong vòng 15 ngày vì rất có thể bé mẹ sẽ nghĩ rằng bạn muốn bắt cóc con của nó. Và rất có thể Hamster mẹ sẽ ăn thịt con để bảo toàn bầy đàn. 

Sự phát triển

Trong thời gian 1 tuần Hamster con sẽ mọc lông và bạn sẽ biết được màu lông của chúng. Hamster mở mắt và biết đi trong vòng 10 ngày trở lên. Đến ngày thứ 15 thì Hamster con sẽ biết tự ăn và uống nước và chạy Wheel. Khi tròn 1 tháng thì bạn hãy tách mẹ con Hamster ra. Nếu không Hamster sẽ đòi bú mẹ thành thói quen và điều này khiến con mẹ biệt vắt kiệt sức vì cho con bú. 

Sự phát triển của Hamster con kinh nghiệm nuôi Hamster
Sự phát triển của Hamster con

Kinh nghiệm nuôi Hamster – Dưỡng sức cho Hamster mẹ

Sau khi Hamster đã trưởng thành và tách bầy thì bạn hãy dọp dẹp lại chuồng bố mẹ chúng. Người nuôi nên ngăn một tấm kính ở giữa Hamster bố và mẹ, sau khoảng thời gian 15 ngày bạn hãy bỏ kính ra để chúng quay trở lại với nhau. 

Đối với Hamster con thì bạn hãy để riêng đực với đực, cái với cái để không để chúng ghép cặp và đẻ. Nếu như chúng ghép cặp với nhau thì sau này sẽ đẻ ra con bị dị tật có cơ thể yếu ớt. Sau khoảng thời gian 1 tháng bạn hãy kiếm ngay cho Hamster con 1 con đực/cái khác đàn để chúng sống vui vẻ hơn và sinh sôi nảy nở. 

Những câu hỏi thường gặp về kinh nghiệm nuôi Hamster

Tiếp theo đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những câu hỏi thường gặp về kinh nghiệm nuôi Hamster. Mục đích chính là để giúp mọi người nuôi chú chuột của mình béo tròn, khỏe mạnh, vui vẻ và sống thật lâu, cụ thể: 

Tại sao chuột Hamster lại cắn chuồng?

Mục đích gặm thanh trong chuồng của Hamster đó chính là giúp chúng mài răng cửa mọc đều hơn và truyền đạt cảm giác. Và trong các trường hợp Hamster bị đói, buồn chán, căng thẳng thì chúng cũng hay gặm chuồng 

Có nên nuôi Hamster trong phòng ngủ?

Loài Hamster có tập tính ngủ ngày và hoạt động về đêm. Chính vì vậy bạn nên đặt lồng chuột cách xa phòng ngủ để tránh nghe thấy tiếng chúng cắn phá, làm ồn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 

Cách nhận biết Hamster mang thai ra sao?

Bạn có thể nhận biết Hamster mang thai bằng cách quan sát sự thay đổi thói quen, tính cách của chúng. Thông thường chuột cái sẽ có tính cách nhút nhát, hay bị giật mình. Và khi mang thai chúng sẽ biểu hiện tích trữ nhiều thức ăn trong tổ hoặc chúng có hành động khác thường như uống nước nhiều, hung dữ.  

Trên đây là toàn bộ thông tin về những kinh nghiệm nuôi Hamster béo tròn, sống lâu được chuyên gia tổng hợp lại cho các bạn tham khảo. Với những nội dung bổ ích ở trên các bạn sẽ nuôi Hamster thật khỏe mạnh, sống lâu hơn rất nhiều so với những phương pháp nuôi thông thường. 

Nguyễn Thị Linh Chi là nhân viên Content tại LIGRU, công việc chính là biên tập, đăng tải bài viết lên website của LIGRU.com. Linh Chi có niềm đam mê đặc biệt đối với viết lách và đã có một số bài viết được đăng tải trên những tạp chí uy tín. Quê Quán: Lạng Sơn Học Vấn: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi

Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi

Giống chó cảnh Béc – giê đang được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên kinh nghiệm nuôi Béc...

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết

Trau dồi kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập là điều vô cùng cần thiết với những người mới bắt...

Kinh nghiệm nuôi Kiến Cảnh từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm nuôi Kiến Cảnh từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Nuôi kiến cảnh giờ đây là thú vui của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng...

Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Lang Khỏe – Ngoan – Mau Lớn – Thân Thiện

Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Lang Khỏe – Ngoan – Mau Lớn – Thân Thiện

Hiện nay có rất nhiều người muốn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi chuột lang sao cho các bé...

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới

Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới

Chó Pug là một giống chó quen thuộc và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên đối...

Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết

Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết

Tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Husky là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Bởi đây là dòng...