Nuôi kiến cảnh giờ đây là thú vui của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến kinh nghiệm nuôi kiến cảnh hiệu quả, đặc biệt là những người mới tìm hiểu về loại côn trùng này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin về các loại kiến cảnh. Cũng như kinh nghiệm nuôi cho người mới bắt đầu, cùng tìm hiểu xem nhé.
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm nuôi kiến cảnh, bạn cũng nên nắm một vài thông tin sơ bộ về loài kiến. Kiến được biết là loài động vật thuộc họ côn trùng bộ Cánh màng, có số lượng đông đảo nhất trong thế giới sinh vật với hơn 15.000 loài, có tên gọi theo khoa học là Formicidae. Loài kiến trải dài, bao phủ toàn bộ khu vực đất liền, trừ Nam Cực.
Loài kiến có tuổi thọ vô cùng cao, loại kiến thợ có tuổi đời từ vài tuần cho đến 3 – 7 năm, kiến chúa có thể sống hơn mười năm hoặc vài thập kỷ. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình dáng bên ngoài của kiến được chia làm 3 phần rõ rệt bao gồm: đầu, ngực – bụng cùng 6 chân.
Kiến là loại côn trùng xã hội điển hình có ba yếu tố chính như bao loài côn trùng xã hội khác đó là:
Trong đàn kiến có kiến chúa gọi là con kiến cái đã trưởng thành. Thông thường, kiến chúa được xem là mẹ của những con kiến khác trong một tổ kiến. Nhiều con kiến cái không cần phải giao phối vẫn có thể sinh sản theo hình thức sinh sản đơn tính hoặc vô tính. Nếu kiến được sinh ra trong trường hợp này thì chúng đều được gọi là kiến cái.
Kiến cái thường đẻ trứng ngay, ngoài ra có một số loài vẫn có thể đợi đến mùa Xuân mới sinh sản. Khi bắt đầu đẻ trứng, mỗi ngày con kiến chúa sẽ đẻ khoảng một trứng. Từ trứng kiến sẽ phát triển thành ấu trùng trong vòng 25 ngày và chúng sẽ tự tạo ra một sợi chỉ và đến 10 ngày sau thì chúng tạo thành một kén trắng nhỏ. Nếu điều kiện thuận lợi, kiến sẽ được được ra từ trứng kiến trong vài tuần.
Trong thời gian từ khi trứng nở thành đàn kiến thợ, kiến chúa sẽ không ăn hay uống gì. Chúng có thể sinh sống bằng cơ của đôi cánh đã rụng hoặc ăn những quả trứng đã được nỏ ra.
Kinh nghiệm nuôi kiến cảnh mà bạn nên biết nữa là nắm rõ nguồn thức ăn của chúng là gì. Nguồn thức ăn của kiến rất đơn giản, chủ yếu những loại sau:
Để nuôi được các loại kiến làm cảnh làm thú vui, người nuôi cần phải có tank hay còn gọi là bể nuôi kiến. Tank có thể được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như mica, kính hoặc bê tông khí chưng áp. Mỗi một loại chất liệu sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, nhưng theo kinh nghiệm nuôi kiến cảnh của nhiều chuyên gia, bê tông khí chưng áp được giới chơi kiến ưa chuộng nhất.
Mỗi một bể nuôi kiến thường có hai phần chính đó là: phần bên dưới gọi là tổ và phần bên trên mô phỏng đường đi, không gian săn mồi của kiến được bao bọc bởi lớp kính hoặc mica trong suốt. Đặc điểm sinh sôi của loài kiến là môi trường nuôi phải ẩm nên bắt buộc phải có độ ẩm. Làm tank cần phải kín để tránh xổng ra ngoài hoặc các loại côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào.
Vì vậy khi làm tank, người nuôi có thể dùng máy cấp ẩm hoặc làm hầm chứa nước ở dưới đáy. Hầm này có thể lưu nước được một hai tuần không cần tiếp thêm mà vẫn đủ bốc hơi cho kiến sinh sống.
Ngoài ra, kiến là loài vật không chịu được ánh nắng nên phần tổ kiến ở bên dưới bắt buộc phải có miếng che nắng. Bởi nếu không có miếng che, khi kiến tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều sẽ khiến chúng bị stress và bị chết.
Hiện nay, giới đam mê nuôi kiến làm thú cảnh thường nuôi hai loại kiến đó là: kiến ăn mồi và kiến ăn đồ ngọt. Mỗi một loại kiến sẽ có những đặc điểm, tập tính cùng loại thức ăn khác nhau. Nhìn chung nuôi kiến làm cảnh không quá tốn kém, tiết kiệm được chi phí cũng như công sức bởi thức ăn của chúng rất đơn giản, chỉ là mật ong, nước đường, thịt côn trùng,…
Tương ứng với mỗi loại kiến mà bạn lựa chọn để nuôi làm cảnh sẽ có những loại thức ăn và tập tính cụ thể như sau:
Theo kinh nghiệm nuôi kiến cảnh của giới chuyên gia, các loại kiến được nuôi thông dụng nhất phải kể đến những cái tên sau: Campo Irri, Harpegnathos venator, Camposigula, Rufi (loài kiến săn mồi to nhất Việt Nam),… Vì vậy, nếu bạn là người mới tìm hiểu về loài kiến để nuôi làm cảnh thì có thể tham khảo những giống thông dụng này nhé.
Để duy trì được một đàn kiến nuôi tại nhà, bạn cần phải có kiến chúa và kiến thợ. Những người đã có kinh nghiệm nuôi kiến cảnh thường bắt kiến chúa về rồi tự gây dựng đàn. Tuy nhiên, cách này khá khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên người chơi mới nên mua đàn đã được gây sẵn và được thuần tank thì nuôi sẽ dễ hơn.
Các bước nuôi kiến cảnh tại nhà như sau:
Sau tất cả những công việc trên, bạn đã có một đàn kiến để nuôi làm cảnh và sinh sống tại nhà, có thể ngắm nhìn chúng đi lại, ăn uống, đẻ trứng, thậm chí là xem chúng cắn nhau,… Có thể nói đây là thú vui thư giãn tao nhã của đông đảo bạn trẻ ở thành phố hiện nay.
Bên cạnh việc tìm hiểu kinh nghiệm nuôi kiến cảnh thì có thể bạn cũng chưa biết một số điều đặc biệt của loài côn trùng này. Loài kiến có sức mạnh phi thường, chúng nhận diện đồng loài với nhau thông qua mùi và kiến đực chính là thức ăn của kiến chúa.
Mặc dù kiến có kích thước khá nhỏ bé nhưng chúng lại có sức mạnh vô cùng phi thường. Loài kiến có thể mang vật nặng với khối lượng gấp 50 lần cơ thế của chúng bởi phần cơ bắp của kiến dày và to hơn so với tỷ lệ cơ thể. Phần cơ bắp của kiến phát triển tốt nhất, tốt hơn cả nhiều động vật khác, kể cả con người.
Kiến có tập tính sống bầy đàn, những con kiến trong một tổ thông thường sẽ có một mùi hương riêng biệt. Và đây cũng chính là một tín hiệu giúp chúng có thể nhận diện những con cùng trong tổ hoặc khác tổ với nhau hay không.
Kiến đực là thức ăn của loài kiến chúa
Kiến chúa và kiến được là những loài đều có cánh, chúng thường bay ra ngoài để giao phối với nhau. Sau khi chúng giao phối xong, con đực thường sẽ chết, lúc này phần cánh và cơ bắp của con kiến đực chính là thức ăn để duy trì sự sống cho con kiến cái sinh ra lứa kiến thợ đầu tiên để bắt đầu xây dựng tập đoàn kiến mới.
Loài kiến nổi tiếng có tính đoàn kết khá cao và là kiểu mẫu cho loài sống theo tập tính xã hội. Trên thế giới hiện nay ước tính có khoảng hơn 10 triệu tỉ con kiến mặc dù số lượng kiến bị giết mỗi ngày khá là nhiều. Tuy nhiên kiến là một loài côn trùng không gây hại quá nguy hiểm cho con người nên hiện nay, giới trẻ thường tìm những loại kiến về nuôi làm cảnh, được xem là một thú vui tao nhã.
Bài viết trên đây đã chia sẻ các thông tin về kinh nghiệm nuôi kiến cảnh cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Mong rằng qua những nội dung đó đã giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích khi nuôi kiến cảnh. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết về chủ đề này của chúng tôi, nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân yêu nhé.
Bài viết liên quan
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết
Trau dồi kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập là điều vô cùng cần thiết với những người mới bắt...
Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi
Giống chó cảnh Béc – giê đang được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên kinh nghiệm nuôi Béc...
Kinh nghiệm nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất cho người mới
Trong số những giống mèo lông xù hiện nay, mèo Ba Tư được biết đến là giống mèo hiếm...
Kinh Nghiệm Nuôi Hamster béo tròn A-Z chi tiết nhất 2023
Thông tin về những kinh nghiệm nuôi Hamster béo tròn, sống lâu được rất nhiều người quan tâm và...
Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Lang Khỏe – Ngoan – Mau Lớn – Thân Thiện
Hiện nay có rất nhiều người muốn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi chuột lang sao cho các bé...
Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết
Tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Husky là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Bởi đây là dòng...