Chia sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Bồ Câu Nhốt chuồng đúng kỹ thuật

Nguyễn Thị Linh Chi Lần cập nhật cuối: Tháng bảy 25, 2023

Nuôi bồ câu nhốt chuồng hiện nay được rất nhiều người quan tâm vì khả năng thu lại lợi nhuận cao, nhanh chóng. Tuy nhiên rất nhiều người hiện nay đang nuôi bồ câu nhốt chuồng nhưng không đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy với bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng đúng kỹ thuật, hiệu quả nhất.

Tìm hiểu tổng quan về chim bồ câu

Để nắm được cách nuôi chim bồ câu cũng như kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng một cách chính xác, hiệu quả nhất, bạn trước tiên cần phải hiểu những đặc điểm về loài chim này. Chim bồ câu có đặc điểm là một giống chim nhỏ nhắn, tuy nhiên rất tinh anh, thông minh cũng như có khả năng bay giỏi.

Chim bồ câu có trí nhớ tốt, vì vậy chúng có khả năng quay trở lại môi trường sống quen thuộc của nó. Khi nuôi nhốt chuồng, chim bồ câu ban ngày có thể thả ra ngoài, tuy nhiên chúng sẽ tự bay về chuồng ngay sau đó.

Loài chim bồ câu có lịch sinh hoạt trong ngày rất năng suất. Chúng có thể di chuyển từ 600km đến 800km sau đó quay trở lại chuồng trong ngày. Đến ban đêm đây sẽ là khoảng thời gian để chim bồ câu nghỉ ngơi trong yên tĩnh.

Tìm hiểu tổng quan về chim bồ câu
Tìm hiểu tổng quan về chim bồ câu

Kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng đúng kỹ thuật

Mặc dù chim bồ câu là giống chim không khó để nuôi, tuy nhiên để có thể nuôi bồ câu hiệu quả, chim phát triển toàn diện không phải là điều đơn giản. Sau đây sẽ là một số kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo.

Kinh nghiệm giai đoạn chuẩn bị nuôi chim bồ câu

Trong những kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng, giai đoạn chuẩn bị nuôi chim bồ câu rất cần được chú trọng. Một số người khi bắt đầu nuôi sẽ bỏ qua giai đoạn này, vì vậy trong quá trình nuôi chim bồ câu thường không đúng như mong đợi cũng như không đảm bảo hiệu quả cao.

Trước tiên bạn sẽ cần phải xác định khu vực nuôi chim để đảm bảo chim có thể thoải mái nhất khi sinh sống. Nên chọn những nơi rộng rãi, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, tránh những khu vực ẩm ướt, đặc biệt là khu vực có cống rãnh. Nên ưu tiên chọn những nơi gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho quá trình cho chim uống nước hàng ngày.

Bên cạnh đó cần chuẩn bị những dụng cụ chăn nuôi cần thiết cho quá trình nuôi chim như máng uống nước, máng ăn,… Những dụng cụ được sử dụng cần phải được rửa qua nước sạch và phun sát trùng khử khuẩn để đảm an toàn tuyệt đối trước khi sử dụng cho chim.

Kinh nghiệm giai đoạn chuẩn bị nuôi chim bồ câu
Kinh nghiệm giai đoạn chuẩn bị nuôi chim bồ câu

Kinh nghiệm chọn lồng nuôi chim bồ câu

Đối với chim bồ câu nuôi lồng, việc chọn lồng nuôi chim bồ câu cũng cần phải được chú trọng. Lồng chim bồ câu sẽ là nơi chim ở cũng như bảo vệ chim khỏi những loài vật khác nhau mèo, chuột, rắn. Trong giai đoạn sinh sản, chuồng chim bồ câu cũng cần phải được bố trí đảm bảo cho việc giao phối, ấp nở và nuôi con thuận lợi nhất.

Trong kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng, phần mái che và tường bao quanh cần phải được thiết kế tốt, chắc chắn. Tốt nhất nên chú ý hướng thiết kế để mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để đảm bảo chim có nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, từ đó sức khỏe tốt nhất cho chim trong quá trình nuôi/

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến mật độ nuôi chim bồ câu. Đối với nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng hoặc nuôi thả trong chuồng sẽ có mật độ nuôi khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của chim. Cụ thể, khi nuôi theo kiểu nhốt ô chuồng, để chim có thể thoải mái sinh sống chỉ nên nuôi mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản.

Kinh nghiệm chọn lồng nuôi chim bồ câu
Kinh nghiệm chọn lồng nuôi chim bồ câu

Kinh nghiệm chọn thức ăn cho chim bồ câu

Việc chọn thức ăn phù hợp với chim bồ câu sẽ giúp chim bồ câu có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Bồ câu là loài chim có thức ăn chủ yếu là ngô, lúa mì, ngũ cốc, gạo, đậu, các loại lạc,… Bên cạnh đó chim bồ câu cũng cần cho ăn cám tổng hợp với tỷ lệ thích hợp. Một số kinh nghiệm chọn thức ăn cho chim bồ câu như sau:

  • Trộn cám công nghiệp với các loại thức ăn khác của chim như bắp, đậu xanh, lúa với cám công nghiệp hoặc thức ăn công nghiệp của gà, vịt.
  • Để có giảm tối đa chi phí thức ăn của chim bồ câu có thể trộn gạo, lúa cùng với cám gà để thay thế cho đậu xanh.
  • Tỷ lệ thức ăn khi trộn cho chim bồ câu cần phải được chú ý, đảm bảo tỷ lệ phù hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chim bồ câu.
  • Trong chế độ ăn của chim bồ câu cần bổ sung chất khoáng, vôi để tốt cho hệ tiêu hóa của chim, giúp chim có thể tiêu thụ được thức ăn tốt nhất.
Kinh nghiệm chọn thức ăn cho chim bồ câu
Kinh nghiệm chọn thức ăn cho chim bồ câu

Khi cho chim ăn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Mỗi ngày nên cho chim ăn uống đều 2-3 cữ. Trong mỗi cữ, lượng thích ăn phù hợp cho 1 con chim chỉ rơi vào từ 0,1g – 0,15g để đảm bảo chim có thể tiêu hóa tốt nhất.

Về lượng nước khi nuôi chim bồ câu sẽ tùy thuộc vào nhu cầu uống của từng con. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng máng uống nước luôn đỏ đầy nước để chim có thể uống đủ cả ngày. Ngoài ra cũng có thể bổ sung các khoáng sinh,vitamin vào nước uống để chim có thể hấp thụ một cách tốt nhất.

Kinh nghiệm điều trị bệnh cho bồ câu

Trong số những kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng, không phải người nuôi nào cũng biết đến kinh nghiệm điều trị các loại bệnh cho bồ câu để giúp bồ câu luôn luôn được khỏe mạnh nhất.  Một số bệnh lý thường gặp ở bồ câu có thể kể đến như: bệnh cầu trùng, bệnh thương hàn, bệnh nấm diều, bệnh rụng lông hay mổ lông.

Đối với bệnh cầu trùng ở chim bồ câu

Bệnh cầu trùng là bệnh thường xuyên xuất hiện ở chim bồ câu non (khoảng 1-4 tháng tuổi). Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của chim bồ câu chưa phát triển một cách toàn diện. Vì vậy khi mắc bệnh cầu trùng sẽ khiến chim dễ bị tiêu chảy, trong phân có nhầy dịch hoặc có máu.

Để phòng tránh chim mắc bệnh cầu trùng cần phải đảm bảo môi trường sống của chim luôn được vệ sinh tốt. Đặc biệt là những khu vực bị ô nhiễm, chim rất dễ mắc bệnh cầu trùng quanh năm.

Đối với bệnh cầu trùng ở chim bồ câu
Đối với bệnh cầu trùng ở chim bồ câu

Bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Đối với chim bồ câu nuôi nhốt chuồng ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh thương hàn. Đặc biệt là đối với chim bồ câu dưới 12 tháng tuổi sẽ dễ mắc căn bệnh này nhất, trong một số tình huống xấu sẽ khiến chim bồ câu bị bệnh nặng và chết.

Bệnh thương hàn ở chim bồ câu gây ra bởi loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. Khi chim mắc bệnh thương hàn sẽ có một số dấu hiệu như uống nhiều nước, lười vận động hơn bình thường, dáng đứng ủ rũ, khó thở thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh,…

Bệnh thương hàn ở chim bồ câu
Bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Bệnh nấm diều ở chim bồ câu

Khi chim bồ câu ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi sẽ rất dễ mắc bệnh nấm diều – một căn bệnh do nấm Candida albicans. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nấm diều ở chim bồ câu có thể là do thức ăn không được đảm bảo, nước uống nhiễm khuẩn hoặc từ dụng cụ của chim bồ câu.

Dấu hiệu đầu tiên của chim bồ câu khi mắc bệnh nấm diều đó chính là xuất hiện lớp vảy da màu vàng nhạt ở phần mỏ. Lớp vảy ra màu vàng này rất dễ bóc và không hề gây chảy máu cho chim bồ sau.

Bên cạnh đó, khi chim đã mắc bệnh nấm diều, chim sẽ ăn ít đi, cân nặng không tăng, tiêu chảy và có thể nôn ra chất nhầy, thức ăn có mùi hôi. Người nuôi cần chú ý đến những biểu hiện này của bệnh nấm diều để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh nấm diều ở chim bồ câu
Bệnh nấm diều ở chim bồ câu

Bệnh rụng lông, mổ lông ở chim bồ câu

Khi nuôi chim bồ câu có thể thấy trường hợp chim bồ câu bố mẹ mổ lông chim con hoặc chim bồ câu mổ lông nhau. Hoặc chim rụng lông rất nhiều trong quá trình phát triển. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể do mật độ nuôi chim dày, chim không đủ ánh sáng hoặc chim bị thiếu khoáng vi lượng.

Bệnh rụng lông, mổ lông không quá nghiêm trọng đối với chim bò câu. Tuy nhiên người nuôi cũng cần chú ý đến căn bệnh này để có cách điều trị kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến phần lông của chim khi bị rụng lông, mổ lông.

Bệnh rụng lông, mổ lông ở chim bồ câu
Bệnh rụng lông, mổ lông ở chim bồ câu

Một số câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm nuôi bồ câu

Hiện nay có rất nhiều người nuôi có những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến quá trình nuôi chim bồ câu, kinh nghiệm nuôi bồ câu. Sau đây sẽ là giải đáp chi tiết cho một số thắc mắc này:

Kinh nghiệm chọn giống bồ câu tốt như thế nào?

Khi chọn giống chim bồ câu cần chú ý chọn những giống có đầy đủ những đặc điểm của một giống khỏe như: lông mượt, không có dị tật, di chuyển nhanh nhẹn,… Nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm chọn giống, người nuôi nên ưu tiên chọn những giống chim bồ câu Hà Lan, Pháp, Nhật hoặc Anh để nuôi.

Tại sao chim bồ câu bỏ chủ mà bay đến chủ khác?

Trong quá trình nuôi chim, chim bồ câu có thể bay bỏ chủ và bay đến chuồng của chủ khác. Nguyên nhân có thể là chim bồ câu chưa “gần gũi” với chủ do không được thường xuyên chăm nom. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, người nuôi trước tiên nên lựa chọn nuôi chim càng non càng tốt, đồng thời cũng cần thường xuyên chăm nom, gần gũi với chim hơn.

Kinh nghiệm tạo thói quen ăn tốt cho chim bồ câu là gì?

Việc cho chim bồ câu ăn đúng giờ rất tốt, sau một thời gian sẽ hình thành thói quen ăn đúng giờ cho chim. Ngay sau khi có thói quen này, chim dù có bay đi tuy nhiên đúng giờ ăn sẽ tự quay trở lại chuồng để ăn. Quá trình nuôi và cho chim bồ câu ăn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tổng kết

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn, những người nuôi chim bồ câu kinh nghiệm nuôi bồ câu nhốt chuồng hiệu quả nhất. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin cần thiết giúp bạn không còn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi chim bồ câu. Đừng quên theo dõi, cập nhật thêm nhiều thông tin nuôi chim bồ câu tại trang của chúng tôi nhé!

Nguyễn Thị Linh Chi là nhân viên Content tại LIGRU, công việc chính là biên tập, đăng tải bài viết lên website của LIGRU.com. Linh Chi có niềm đam mê đặc biệt đối với viết lách và đã có một số bài viết được đăng tải trên những tạp chí uy tín. Quê Quán: Lạng Sơn Học Vấn: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Kinh Nghiệm Nuôi Ếch Không Phải Ai Cũng Biết

Kinh Nghiệm Nuôi Ếch Không Phải Ai Cũng Biết

Hiện nay nuôi ếch đang được nhiều người lựa chọn bởi khả năng mang lại lợi nhuận rất cao....

Tìm Hiểu Những Kinh Nghiệm Nuôi Heo Rừng Hiệu Quả 

Tìm Hiểu Những Kinh Nghiệm Nuôi Heo Rừng Hiệu Quả 

Nuôi heo rừng ngày càng được phổ biến hiện nay, khi mà đây là loại động vật được biết...

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá Hay Dành Cho Sư Kê

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá Hay Dành Cho Sư Kê

Là một sư kê chắc chắn bạn sẽ cần trau dồi cho mình kinh nghiệm nuôi gà đá hay...

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn hiệu quả, kinh tế cao là vấn đề được rất nhiều người quan...