Hiện nay có rất nhiều người muốn tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi chuột lang sao cho các bé luôn mạnh khỏe, mau lớn và thân thiện. Bởi chuột lang là loài thú cưng rất được yêu thích vì sự dễ thương, thân thiện và gần gũi. Những chú chuột lang nhỏ bé, thông minh, quấn quýt với “con sen” mỗi ngày sẽ giúp mọi người có thể quên đi mọi muộn phiền. Vậy làm sao để có thể nuôi các bé luôn mạnh khỏe, mau lớn và “quấn” người?
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chuột lang, chắc chắn mọi người cần phải dành thời gian để tìm hiểu xem đây là giống vật nuôi, thú cưng như thế nào. Tên gọi khoa học quốc tế của chuột lang là Guinea Pig. Ngoài ra, giống thú cưng này còn có tên gọi khác là bọ ú với nguồn gốc từ Nam Mỹ. Qua thời gian, chuột lang đã du nhập vào Việt Nam và dần trở nên phổ biến, được nhiều người yêu thích thú cưng chọn nuôi.
Với vẻ bề ngoài đáng yêu, tròn trịa, khuôn mặt “xinh xắn”, đôi mắt long lanh, chuột lang đã chiếm trọn “tình cảm” của nhiều người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mặc dù là một trong những giống chuột cảnh nhưng chuột lang hoàn toàn khác biệt với những giống chuột khác như hamster hay chuột bạch. Tính tình của chuột lang rất hiền hòa, hầu như không bao giờ nổi giận nếu như mọi người không trêu chọc chúng. Giống chuột này ăn chay với các loại đồ ăn chủ yếu là rau củ quả, thuộc họ nhà thỏ.
Chuột lang rất thông minh và tình cảm. Chúng dường như hiểu hết mọi cử chỉ giao tiếp và cuộc trò chuyện của chủ nuôi. Tuổi thọ của chuột lang thường kéo dài từ 2 đến 8 năm, tùy vào điều kiện và môi trường nuôi. Thậm chí có những chú chuột lang có thể sống thọ đến 10 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Trong đó:
Khi nuôi chuột lang làm cảnh, mọi người thường sẽ nhốt bé trong một không gian nhất định. Vì vậy việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là điều rất quan trọng. Mỗi ngày mọi người nên thay nén vệ sinh từ 2 đến 3 lần để đảm bảo bé có một không gian sạch sẽ, loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn. Mọi người cần sử dụng nến gỗ thông lót phía dưới để hấp thụ chất thải của bé đồng thời khử mùi cho các bé sản xuất “sicula” gây nên.
Trong kinh nghiệm nuôi chuột lang, mọi người cần phải chú ý chuẩn bị cho bé những dụng cụ và đồ dùng sau:
Trong đó, chất liệu của bát ăn và bình nước uống thì mọi người nên lựa chọn chất liệu nhựa cứng để bé không cắn vỡ. Hoặc mọi người cũng có thể lựa chọn chất liệu sứ hoặc thép không gỉ với chất lượng cao.
Cho chuột lang ăn như thế nào là điều rất quan trọng bởi quyết định trực tiếp đến sức khỏe của các bé. Đồ ăn của bọ ú sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi.
Các loại thức ăn của chuột lang khá đa dạng. Ngoài thức ăn dạng viên hay cỏ khô như cỏ Timothy, cỏ Alfalfa thì mọi người còn có thể cho bé ăn thêm:
Khi nuôi các bé chuột lang, mọi người có thể cho bé đồ ăn 24/7 trong thời gian các bé còn nhỏ để giúp các con có thể lớn nhanh và khỏe mạnh. Sau đó thì mọi người có thể chia đồ ăn cho bé thành ba bữa một ngày. Trong khẩu phần ăn thì mọi người có thể kết hợp hạt với các loại rau xanh và hoa quả. Riêng đối với cỏ khô thì một tuần bạn có thể cho bé ăn từ 2 đến 3 lần.
Những loại đồ ăn không nên sử dụng cho chuột lang là cà rốt, các loại hành, tỏi, hẹ, gừng, socola, cà phê, ca cao, xúc xích, thịt, cá,… Đặc biệt bạn không nên cho bé uống bất cứ loại nước gì ngoại trừ nước lọc. Các loại nước ngọt hay trà sữa cần được liệt vào danh sách đồ cấm với chuột lang.
Một trong những vấn đề rất quan trọng mà mọi người cần phải dành thời gian để tìm hiểu khi nuôi chuột lang đó chính là vệ sinh cho bé. Khác với các giống chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt, chuột lang rất sạch sẽ. Do đó mọi người cần phải tắm cho bé thường xuyên. Tuy nhiên, tắm cho chuột lang thì mọi người cần chú ý về tần suất tắm. Chúng ta không nên tắm quá nhiều khiến cho các bé bị cảm lạnh mà khoảng thời gian tốt nhất là mỗi tuần nên tắm một lần.
Trước khi tắm cho chuột lang, mọi người cần chuẩn bị một chiếc lược, chải lông để loại bỏ hết lông rụng cũng như bụi bẩn bám trên lông và đã bé. Đến khi tắm cho bé thì các bạn cần chú ý chuẩn bị nước ấm và sữa tắm chuyên dụng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sữa tắm cho chuột lang, bạn nên chọn loại phù hợp để đảm bảo độ ẩm cho da và giúp bé luôn sạch sẽ.
Sau khi tắm cho chuột lang xong thì mọi người cần phải dùng khăn lau thật khô cho bé rồi sử dụng máy sấy và sấy khô lông. Tuyệt đối mọi người không được để cho lông chuột lang khô tự nhiên vì bọ ú có bộ lông rất dày. Nếu để bé bị lạnh quá lâu sẽ dẫn đến các vấn đề về phổi.
Một vấn đề rất quan trọng nữa trong khi nuôi chuột lang mọi người cần chú ý chính là vận động thường xuyên cho bé. Những chú chuột lang thường thích đi chơi và ra ngoài vận động thay vì ở trong một chiếc chuồng nhỏ hẹp. Vì thế, mỗi tuần bạn nên cho chuột lang ra công viên hoặc sân vườn rong chơi từ 1 đến 2 lần. Đây là việc làm cần thiết giúp cho các bé có thể giảm được nguy cơ béo phì do chuột lang thường ăn rất nhiều.
Mỗi ngày bạn cũng có thể thả chuột lang chạy loanh quanh trong nhà để giúp các bé vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, để các bạn chuột lang có thể vận động nhẹ nhàng thì mọi người nên mua cho bé một vài món đồ chơi, chẳng hạn như những chiếc ổ được làm từ cành táo hình vòng cung để bé có thể chạy ra chạy vào hay võng ngủ cho bé trèo lên trèo xuống.
Các bé chuột lang có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Do đó trong quá trình nuôi mọi người cần phải chú ý để có thể phát hiện và chữa bệnh cho bé kịp thời. Cụ thể:
Răng của chuột lang có thể gặp phải một số vấn đề như:
Chuột lang thường gặp các vấn đề về xương khi bé bị ngã hoặc có sự tác động vật lý mạnh. Khi thấy chân tay bé sưng tấy, có biểu hiện của việc bị gãy xương thì bạn cần đưa bé đến các cơ sở thú y. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và có phương pháp điều trị khi chuột lang bị gãy xương nhanh chóng. Trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế cho các bé vận động mạnh.
Vấn đề về tiêu hóa của ruột non có thể xuất phát từ đồ ăn và thức uống. Chuột lang có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy do ăn đồ lạ hoặc đồ không đảm bảo vệ sinh. Theo kinh nghiệm nuôi chuột lang nhiều người chia sẻ, để giúp cho các bé bọ ú không bị tiêu chảy thì mọi người cần phải lựa chọn đồ ăn cho các bạn nhỏ thật cẩn thận.
Nguồn nước uống cho bé phải đảm bảo là nước tinh khiết, sử dụng nước bẩn khiến cho bé bị tiêu chảy. Ngoài ra trong chế độ ăn, để bé không bị tiêu chảy thì mọi người nên duy trì không gian chuồng trại khô ráo.
Khi bé đang bị tiêu chảy thì mọi người nên cho bé uống Smecta với một liều lượng phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều dùng phù hợp với chuột lang. Mọi người cũng có thể cho chuột lang ăn thêm lá chuối, là sung hoặc lá ổi.
Còn đối với trường hợp chuột lang bị táo bón thì mọi người có thể sử dụng men tiêu hóa dạng cốm vi sinh hoặc nước. Bạn nên cho chuột lang sử dụng với liều lượng bằng 1 / 10 liều lượng của người. Khi thấy chuột lang đã đi vệ sinh bình thường thì mọi người có thể ngừng sử dụng thuốc.
Các bệnh liên quan đến phổi thường xảy ra vào mùa đông khi chuột lang không được giữ ấm. Hoặc tình trạng viêm phổi có thể xảy ra khi người nuôi tắm cho chuột lang với nước quá lạnh hoặc tắm xong không sấy khô lông. Biểu hiện rõ nhất của bệnh phổi là các bé sẽ thở khò khè. Để phòng bệnh phổi thì bạn nên giữ ấm cho chuột lang trong phòng kín ở mùa đông. Tốt nhất, bạn nên sắm cho các bé một chiếc quạt sưởi.
Chuột lang cũng có thể bị viêm tai. Tình trạng này xảy ra với biểu hiện rõ rệt nhất là bé sẽ nghiêng đầu về một bên. Lúc này bạn hãy đưa thú cưng của mình đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thú y thăm khám.
Ngoài ra thì chuột lang cũng có thể bị đau mắt. Sau đó việc vệ sinh mắt hàng ngày cho bọ ú là điều rất cần thiết. Mọi người nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt cho bọ ú thường xuyên.
Thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá cũng có thể khiến cho chuột lang bị sốc nhiệt. Chính vì thế mọi người cần phải giữ nhiệt độ hợp lý cho các bé bỏ ú. Đối với mùa hè thì bạn nên sắm riêng cho các bé chuột lang những chiếc quạt nhỏ. Mùa đông thì cần có quạt sưởi hoặc điều hòa. Trong trường hợp chuột lang đã bị sốc nhiệt thì mọi người cần bình tĩnh và xử lý như sau:
Khi nuôi bọ ú, nhiều người sẽ thấy trên bộ lông của chúng có những chấm đen nhỏ ngọ nguậy. Đây chính là tình trạng chuột lang bị rận hoặc bọ chét. Tình trạng này xảy ra do hai nguyên nhân:
Muốn xử lý tình trạng rận và bọ chét này không khó. Mọi người có thể lựa chọn thuốc trị bọ chét Hantox dạng nhỏ hoặc dạng tắm. Đối với dạng nhỏ thì mọi người sẽ nhỏ một vài giọt vào phần gáy làm sao cho chuột lang không thể liếm được. Còn không thì mọi người có thể sử dụng sữa tắm Hantox, pha với nước và tắm cho bé mỗi tuần một lần cho đến khi sạch hết bọ chét.
Chuột lang cũng có thể bị hạch nhưng mọi người không nên quá lo lắng. Theo kinh nghiệm nuôi chuột lang của nhiều người hiện nay, khi cho đang bị hạch thì mọi người nên để cho hạch tự vỡ. Sau đó mọi người có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ cho khu vực bị hạch đã vỡ.
Nước tiểu của bọ ú sẽ có màu cam vàng. Nếu để ngoài môi trường tự nhiên, điều này có thể chuyển sang màu cam sậm. Đây là màu nước tiểu bình thường. Tuy nhiên có một số thời điểm, nước tiểu của chuột lang có thể có màu hồng hoặc màu máu và màu trắng đục như nước vo gạo. Đây chính là những trường hợp chuột lang đi tiểu khác lạ mà mọi người cần chú ý. Trong đó:
Một vấn đề khiến cho rất nhiều người nuôi chuột lang cảm thấy lo lắng đó chính là tình trạng rụng lông. Chuột lang có thể sẽ bị rụng lông trong quá trình nuôi do bé đang bị thiếu vitamin C hoặc do môi trường sống không sạch sẽ. Mọi người có thể bổ sung vitamin C cho bé bằng cách cho con ăn thêm ớt chuông và ổi. Còn nếu môi trường sống của bé không sạch sẽ thì bạn cần vệ sinh chuồng trại ngay lập tức.
Trong kinh nghiệm nuôi chuột lang, nếu không muốn bị chuột lang cắn thì mọi người cần phải chú ý chăm sóc bé khéo léo ngay từ khi các bé chuột lang còn nhỏ. Trong đó, mọi người nên lưu ý đến những vấn đề sau:
Chuột lang là một loài vật khá thông minh nên rất dễ huấn. Mọi người hoàn toàn có thể huấn luyện chuột lang đi vệ sinh đúng cách, huấn luyện các bé nghe hiệu lệnh và chạy lại khi gọi tên. Để các bé chuột lang thân thiện và gần gũi với chủ nuôi hơn thì mọi người nên đặt chuồng của chuột lang ở nơi bạn thường xuyên qua lại. Thỉnh thoảng khi đi qua các bé chuột lang thì mọi người nên gọi tên của bé cũng như vuốt ve để các con cảm nhận được tình yêu thương mà “con sen” dành cho các bé.
Muốn huấn luyện chuột lang chạy lại khi gọi tên thì bạn nên sử dụng món đồ ăn mà bé thích nhất rồi gọi bé về phía mình. Khi bé chạy đến thì bạn cho bé đồ ăn coi như một phần thưởng. Bài học này mọi người nên kiên trì thực hiện cho một khoảng thời gian dài để tạo thói quen cho các bé chuột lang. Khi gửi cho các bé thì bạn nên sử dụng tay để đút cho bé ăn. Điều này sẽ gia tăng thêm tình cảm và sự gắn bó giữa chủ nuôi và các bé chuột lang.
Còn nếu muốn huấn luyện cho chuột lang đi vệ sinh đúng chỗ thì mọi người nên sử dụng cho bé các khay đi vệ sinh riêng và đặt vào trong chuồng. Sau đó bạn có thể ngăn chuồng lại sao cho vừa đủ vào chiếc khay vệ sinh và đặt bé ở trên đó. Khi bé đã đi vệ sinh ở trên chiếc khay này thì dần dần các con sẽ quen và bạn có thể tháo bỏ tấm ngăn chuồng. Cũng có thể đặt vào chiếc khay đó một vài cục “sicula” của chuột lang.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nuôi chuột lang cho các “con sen” mới cùng tham khảo. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bé bọ ú luôn khỏe mạnh, mau lớn.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm nuôi Béc-giê hướng dẫn từ A-Z cho người mới nuôi
Giống chó cảnh Béc – giê đang được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên kinh nghiệm nuôi Béc...
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập người mới cần biết
Trau dồi kinh nghiệm nuôi mèo Ai Cập là điều vô cùng cần thiết với những người mới bắt...
Kinh nghiệm nuôi mèo Ba Tư chi tiết nhất cho người mới
Trong số những giống mèo lông xù hiện nay, mèo Ba Tư được biết đến là giống mèo hiếm...
Kinh nghiệm nuôi Husky hay cho người mới đầy đủ chi tiết
Tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi Husky là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Bởi đây là dòng...
Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug mặt xệ chi tiết từ A-Z người mới
Chó Pug là một giống chó quen thuộc và được nuôi rất nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên đối...
Kinh nghiệm nuôi Kiến Cảnh từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Nuôi kiến cảnh giờ đây là thú vui của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng...