Chú Thiếm hay Chú Thím – Đâu là từ dùng đúng trong tiếng Việt?

Nguyễn Trung Kiên Nguyễn Trung Kiên Lần cập nhật cuối: Tháng hai 1, 2023

Bạn thắc mắc chú thiếm hay chú thím mới là từ dùng đúng trong tiếng Việt? Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa chú thím và chú thiếm? Mọi người hãy cùng với Ligru dành thời gian tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé.

Giải Đáp Nhanh: Chú Thím mới là cách dùng đúng trong Tiếng Việt.

Chú thím là gì?

Đây là một từ ghép trong tiếng Việt dùng để chỉ hai người, bao gồm cả chú và thím. Trong đó chú được sử dụng để chỉ người có vai vế là em của bố, liên quan đến họ nhà nội. Còn thím là từ ngữ được dùng để chỉ vợ của chú. Đây là một danh từ xưng danh. Hai từ này nếu tách biệt ra hoàn toàn có nghĩa. Và khi ghép lại thì nó có nghĩa chỉ cả chú và thím.

Chú thiếm hay chú thím mới là từ dùng đúng?

Hiện nay, có khá nhiều người phân vân vì không biết trong hai từ chú thiếm và chú thím thì từ nào mới là từ dùng đúng trong tiếng Việt. Đối với vấn đề này thì trong từ điển tiếng Việt hiện nay không có từ chú thiếm. Thiếm là một từ không có nghĩa và chú thiếm cũng là từ không có nghĩa.

Nên sử dụng từ chú thiếm hay chú thím?
Nên sử dụng từ chú thiếm hay chú thím?

Như vậy mọi người có thể thấy chú thiếm là một từ dùng sai. Cách dùng sai từ chú thiếm này là do một số người phát âm bị sai giữa âm “im” và âm “iêm”. Vì thế mà xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa chú thiếm và chú thím. Thông thường cách phát âm sai sẽ xuất phát từ thói quen vùng miền, người phát âm bị ảnh hưởng quá nặng bởi tiếng địa phương.

Ví dụ giúp phân biệt chú thiếm hay chú thím

Để giúp mọi người có thể biết cách sử dụng từ chú thím hay chú thiếm, sau đây sẽ là một vài ví dụ cụ thể để mọi người đánh giá về tính đúng sai của từ ngữ:

  • Chú thím ấy là người tốt → Câu đúng.
  • Tết năm nay chú thiếm ấy có về không hả bà? →Câu sai, câu đúng phải là “Tết năm nay chú thím ấy có về không hả bà?”
  • Cháu mời chú thím qua nhà cháu chơi → Câu đúng 
  • Chú thiếm đã đi làm về chưa ạ? → Câu sai, câu đúng phải là chú thím đã đi làm về chưa ạ?
  • Chú thím ấy cưới nhau từng ngày còn khó khăn. → Câu đúng.
  • Bà nội cho chú thiếm vay ít tiền để làm nhà. → Câu sai, câu đúng phải là “Bà nội cho chú thím vay ít tiền để làm nhà.”

Tổng hợp thông tin trên đây mọi người đã biết nên sử dụng từ chú thiếm hay chú thím chưa? Từ nào là từ dùng đúng trong tiếng Việt hiện nay? Để tránh việc sử dụng từ sai thì mọi người nên luyện tập mỗi ngày về cách phát âm chuẩn.

Nguyễn Trung Kiên là người sáng lập và chịu trách nhiệm nội dung tại LIGRU - Cổng thông tin tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam. Kiên có sở thích khám phá, học hỏi và chia sẻ những kiến thức thú vị, từ đó tạo giá trị phát triển cho cộng đồng.

Bài viết liên quan

[Giải Đáp] Đẽ Đàng là gì? Nguồn gốc của từ Đẽ Đàng?

[Giải Đáp] Đẽ Đàng là gì? Nguồn gốc của từ Đẽ Đàng?

Đẽ đàng là gì? Từ này có xuất hiện trong từ điển tiếng Việt hay không? Nguyên nhân xuất...

Cổ Súy hay Cổ Xúy – Cách dùng từ đúng trong tiếng Việt

Cổ Súy hay Cổ Xúy – Cách dùng từ đúng trong tiếng Việt

Cổ súy hay cổ xúy là cách sử dụng từ đúng hiện nay? Từ nay mang ý nghĩa tích...

Vô Hình Trung là gì? Thường bị viết sai như thế nào?

Vô Hình Trung là gì? Thường bị viết sai như thế nào?

Vô hình trung là một trong những từ đang bị rất nhiều người viết sai và thậm chí là...

[Giải Đáp] Phố Xá hay Phố Sá – Từ dùng đúng là từ nào?

[Giải Đáp] Phố Xá hay Phố Sá – Từ dùng đúng là từ nào?

Phố xá hay phố sá là từ sử dụng đúng trong tiếng Việt? Làm sao để có thể phân...

Mạnh Dạn hay Mạnh Dạng – Từ nào dùng sai trong Tiếng Việt?

Mạnh Dạn hay Mạnh Dạng – Từ nào dùng sai trong Tiếng Việt?

Mạnh dạn hay mạnh dạng là từ chuẩn theo phát âm tiếng Việt? Từ ngữ này hàm ý chỉ...

Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?

Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?

Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam là ai? Ông thi đỗ trạng nguyên vào năm...