Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam là ai? Ông thi đỗ trạng nguyên vào năm bao nhiêu tuổi? Những thông tin về vị trạng nguyên này như thế nào? Ông có những đóng góp ra sao trong lịch sử nước nhà? Ligru sẽ chia sẻ cho mọi người những thông tin chi tiết nhất về vị trạng nguyên này.
Vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam được biết đến là Nguyễn Hiền. Ông thi đỗ trạng Nguyên khi chỉ mới 13 tuổi. Vào ngay từ nhỏ ông đã thể hiện được sự thông minh, học cũng như thiên bảng. Tuy nhiên, ông lại đoản mệnh, chưa thể mang đến nhiều đóng góp cho lịch sử nước nhà.
Trạng nguyên Nguyễn Hiền là vị Tân khoa trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam quê ở Dương A, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường sau đổi là trấn Sơn Nam Hạ (nay huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ngay từ khi còn nhỏ ông đã thể hiện sự thông thạo nên được hoặc tiền bối đánh giá rất cao. Đến năm 10 tuổi gia đình đã cho ông đi học thầy chùa và khi thầy mới viết được 10 trang thì ông đã đọc được ngay không khác gì những người đã từng đi học.
Khoảng một năm sau, tên tuổi của ông đã được lan truyền đến cả kinh thành và ông được coi là thần đồng. Mến mộ tài năng của Nguyễn Hiền, có một người họ Đặng đã đọc rất nhiều sách và muốn đến thử tài văn bút. Sau khi thử xong thì vị khách này vô cùng thán phục gọi ông là thiên tài. Cùng năm đó ông thi hương đỗ đầu. Hai năm sau thì vua Trần Thái Tông trọng dụng hiền tài đã cho mở khoa thi. Lúc đó Nguyễn Hiền mới 13 tuổi về kinh ứng thi và đã đỗ trạng nguyên.
Mặc dù là bị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nhưng Nguyễn Hiền lại có phong thái rất tự nhiên và đĩnh đạc. Ông có thể đối ứng trôi chảy với cả vua Trần Thái Tông. Khi được hỏi học ở đâu thì vị Tân khoa đã trả lời chỉ học thần và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ. Vua Trần Thái Tông thấy trạng nguyên Nguyễn Hiền nói năng có phần quê kịch và kiêu căng nên chưa ban mũ áo cho trạng Nguyên. Thay vào đó vua đã cho người hộ tống trạng Nguyên về quê để học thêm lễ nghĩa. Khi về quê mặc dù ngày đọc sách nhưng Nguyễn Hiền vẫn ham chơi với trẻ con cùng lứa.
Sứ nhà Nguyên có lần sang Đại Việt nghĩ rằng nước ta không có người tài và cậy mình hiểu biết nên không coi ai ra gì. Ông đã đưa ra một con ốc xoắn rồi nhờ sâu qua ruột một sợi chỉ và ra điều kiện được như vậy ông mới vào thành. Hiểu rõ mục đích của viên sứ là muốn thử tài người dân Đại Việt nên vua đã truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua nhưng không ai có thể thực hiện được.
Khi đó có người nhắc vua hỏi vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Nguyễn Hiền thì vua đã nhớ ra. Vua cho quan về xã Dương A để tìm gặp trạng Nguyên. Về đến đầu làng, vị quan đã gặp trạng nguyên, nhưng muốn thử tài trạng nguyên nên ra vế đối để thăm dò. Nguyễn Hiền đã đối đáp lại khiến cho vị quan rất hài lòng vì đã tìm được Trạng Nguyên. Quan đã xuống ngựa và chuyển ý chỉ của vua mới Trạng Nguyên về kinh.
Tuy nhiên trạng nguyên Nguyễn Hiền không chịu về. Ông viện lẽ rằng trước vua cho rằng ông kém lễ nghĩa buộc phải về nhưng lần này mua cho vời lên cũng không giữ đúng lễ. Cuối cùng vị quan họ đã phải nói thật về câu chuyện của sứ Tàu. Tuy nhiên Trạng Nguyên không nói gì mà chỉ cười rồi quay trở lại chơi với đám trẻ con. Sau khi liên quan lên ngựa, ông chỉ cho đám trẻ con hát: “Tích tịch tang, tích lịch tang!/ Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng/ Bên thì lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang/ Tích tịch tang, tích lịch tang!”
Viên quan nghe xong lời bài hát ấy thì nhẩm thuộc và vô cùng vui mừng vì biết rằng Trạng Nguyên đang ngầm chỉ cách. Sau khi đối đáp lại được với sứ thần của Trung Quốc thì vua Trần Thái Tông đã lệnh cho quân lính mang mũ áo về tận quê mời ông ra giúp nước. Đến khi trạng nguyên nhỏ tuổi nhất về đến triều đình thì sứ thần nhà Nguyên Đô Sử vẫn còn ở lại. Sứ nhà Nguyên ra câu đối và ông đã đáp trả lại được. Ngay sau đó vua đã trao chức Công bộ Thượng thư cho Nguyễn Hiền.
Một thời gian sau thì phương Bắc gửi thông điệp “Thanh Thủy”. Khi nhận được thông điệp này vua Trần Thái Tông chưa hiểu ý nghĩa thì Trạng Nguyên đã giải thích thông điệp là tháng 12 xuất quân. Hiểu được hoàn cảnh hiện tại cũng như mục đích của Bắc Triều, vua Trần Thái Tông đã cử binh hùng tướng giỏi dẹp lũ tay sai ở khu vực Biên giới. Vì thế mà đến tháng 12 thì giặc Nguyên lui do không đạt được kế hoạch.
Trong suốt những năm gắn bó với triều đình, ông đã có rất nhiều kế sách hay phòng vua giúp nước. Đến năm ất hợi thì Đại Việt bị dập Chiêm Thành xâm lược. Nhà vua lo lắng vội giao cho Nguyễn Hiền đánh giặc. Không lâu sau thì quân giặc thất bại. Nhà vua vô cùng vui mừng đã phong chức “Đệ nhất hiển quý quan”.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trạng Nguyên đã chọn đắp đê quai vạc sông hồng để phát triển sản xuất. Trên lĩnh vực quân sự thì ông cho mở mang võ đường nhằm mục đích rèn luyện binh sĩ. Tuy nhiên đến ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý ông lâm bệnh nặng và qua đời. Lúc này ông mới chỉ 21 tuổi và nhà vô cùng thương tiếc. Vua đã phong ông là “Đại vương thành hoàng”, tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội – huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nơi thờ tự ông ở quê nhà Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) hiện đang giữ được rất nhiều bài vị cũng như sắc phong, câu đối, sự và thậm chí là bảo tồn được cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông. Đặc biệt cảm phục trước tài năng của ông, huyện Thượng Hiền đổi tên thành huyện Thượng Nguyên, mục đích là để tránh phạm húy tên ông. Hiện nay cũng có khá nhiều cuộc thi để giúp đất nước tìm ra được những vị trạng nguyên nhỏ tuổi nối tiếp Nguyễn Hiền.
Như vậy mọi người đã giải đáp được trạng nguyên nhỏ tuổi nhất là ai rồi đúng không nào. Hi vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam cũng như những thần đồng tuổi trẻ tài cao.
Nguồn trích dẫn: Nguyễn Hiền – Wikipedia
Bài viết liên quan
Tỉnh ít dân nhất Việt Nam là tỉnh nào?
Tỉnh ít dân nhất Việt Nam là tỉnh nào? Nếu bạn băn khoăn mà không biết tỉnh thành nào...
Rate là gì trên Facebook? – Tìm hiểu cặn kẽ về thuật ngữ
Rate là gì trên facebook – Thuật ngữ mới nổi như một trào lưu mới của giới trẻ. Thuật...
Dư Giả hay Dư Dả – Từ nào viết đúng trong Tiếng Việt?
Nhiều người hiện nay thắc mắc trong việc sử dụng từ dư giả hay dư giả? Từ nào đang...
Tỳ là gì? – Những thông tin cần biết về tỳ trên cơ thể
Tỳ là gì vẫn chưa có nhiều người thực sự hiểu về bộ phận này. Đây là bộ phận...
Năng Suất hay Năng Xuất – Cách dùng đúng trong tiếng Việt
Năng xuất hay năng suất mới là cách viết đúng trong tiếng Việt? Tại sao lại có sự phân...
Tư Vấn Chọn Trường C03 Phù Hợp Cho Tân Sinh Viên
C03 hiện đang là một trong những ngành học mới và hot nhất hiện nay. Do đó việc tìm...