Lá lách là gì? – Các thông tin có thể bạn chưa biết về lá lách

Nguyễn Thị Linh Chi Lần cập nhật cuối: Tháng ba 22, 2023

Lá lách là gì, có chức năng như thế nào trong cơ thể? Đây là cơ quan nằm trong hệ tạo máu. Cấu trúc lá lách gần giống một hạch bạch huyết lớn, hoạt động chủ yếu như  bộ lọc máu, giữ vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch và các tế bào hồng cầu. Theo dõi chia sẻ có trong bài chia sẻ sau cùng LIGRU, bạn sẽ tìm thấy những thông tin mình cần về lá lách. 

Giải đáp lá lách là gì?

Hiện nay vẫn có một số người thắc mắc lá lách là gì? Đây là một tạng huyết giữ vai trò tái sinh tế bào hồng cầu già cỗi và sản sinh tế bào lympho. Lá lách thường có màu đỏ thẫm, giống như một cơ quan lớn nhất thuộc hệ bạch huyết. Vị trí lá lách nằm ở bên trái bụng, được lồng ngực bảo vệ. 

Ngoài ra, lá lách được các niêm mạc và dây chằng bao bọc nên bình thường bạn sẽ không thể sờ thấy bộ phận này trên thành bụng. Khi cơ thể mắc một số bệnh lý liên quan tới lá lách có thể khiến phình to lá lách ra. Do đó, bạn có thể cảm nhận rõ bộ phận này ngay dưới da bụng.

Hiện nay vẫn có một số người thắc mắc lá lách là gì?
Hiện nay vẫn có một số người thắc mắc lá lách là gì?

Tìm hiểu cấu tạo lá lách là gì?

Hình dạng của lá lách có hình tháp, gồm một đỉnh, ba mặt và một đáy. Người trưởng thành khỏe mạnh sở hữu lá lách với trọng lượng từ 150gr – 200gr, chiều dài 7 – 14cm. Lá lách có cấu tạo chủ yếu gồm hai phần là nhu mô lách và mô chống đỡ. 

Mô chống đỡ bao gồm dây xơ, vỏ xơ, bè xơ. Còn nhu mô lách gồm hai vùng chính là tủy trắng và đỏ.

  • Tủy trắng: Chiếm 1/5 trọng lượng của lách, gồm nhiều mô bạch huyết quanh động mạch. Một vài mô bạch huyết có dạng nang bạch huyết. Phần tủy trắng chia thành ba vùng. Đó là vùng trung tâm tập trung sinh sản tế bào lympho B, vùng quanh động mạch chứa tế bào lympho T, vùng rìa ngăn cách tủy trắng và đỏ chứa đại thực bào (tế bào lympho) tương bào. 
  • Tủy đỏ: Phía trong gồm các tuyến lách và xoang tĩnh mạch. Hiểu chi tiết hơn là một số mô liên kết chứa hồng cầu, đại thực bào, bạch cầu, bạch cầu, tế bào lympho, tương bào. Phía ngoài bao quanh bởi các sợi võng. 
Người trưởng thành khỏe mạnh sở hữu lá lách với trọng lượng từ 150gr - 200gr
Người trưởng thành khỏe mạnh sở hữu lá lách với trọng lượng từ 150gr – 200gr

Chức năng lá lách với cơ thể con người 

Một số chức năng lá lách với cơ thể con người có thể kể đến đó là: 

  • Lọc máu: Máu chảy vào lá lách trải qua quá trình kiểm soát chất lượng. Từ đó phát hiện các tế bào hồng cầu hư hỏng hoặc già cỗi. Các tế bào được phát hiện sẽ được đại thực bào chia nhỏ. Khi tế bào hồng cầu phá vỡ liên kết, bộ phận lá lách loại bỏ những thứ không còn tác dụng, chỉ lưu trữ các chất hữu ích như sắt.
  • Lưu trữ máu: Lá lách còn đảm nhận thêm chức năng lưu trữ máu qua cơ chế mở rộng mạch máu. Ở mỗi thời điểm, có trên ¼ tế bào lympho lưu trữ trong lá lách. Do đó, lá lách luôn trữ lượng máu nhất định, giải phóng khi cơ thể cần đến. 
  • Lá lách tham gia vào phản ứng miễn dịch nhờ vào việc phát hiện mầm bệnh gây hại như virus, vi khuẩn, sản sinh các tế bào bạch cầu. 
  • Lá lách sản sinh các hợp chất tuftsin, properdin, opsonins… giúp hoạt động của hệ miễn dịch được hiệu quả hơn. 

Những căn bệnh thường gặp liên quan tới lá lách 

Sau khi đã hiểu về lá lách là gì, có thể thấy bộ phận này đảm nhận khá nhiều chức năng quan trọng. Nếu bạn không bảo vệ sức khỏe tốt dễ gặp phải các bệnh liên quan tới lá lách đó là: 

  • Lá lách to: Nguyên nhân là do tế bào máu gặp phải tổn thương, kéo theo vấn đề lọc máu hoạt động với hiệu quả kém. Điều này vô tình loại vỏ những tế bào bình thường, để lại ít hồng cầu, tiểu cầu chất lượng. Lá lách to làm cho bạn thấy đau đớn, thậm chí bị vỡ đe dọa đến tính mạng. 
  • Lá lách phụ: Theo một số nghiên cứu, có trên 15% người có cơ thể cấu tạo từ hai lá lách. Đường kính lá lách thứ 2 sẽ nhỏ hơn lá lách thứ 1 tầm 1cm nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. 
  • Vỡ lá lách: Tình trạng này xảy ra khi gặp chấn thương, tai nạn gây chảy máu trong, đe dọa tới mạng sống. Một số trường hợp bị tai nạn chưa phát hiện luôn, lá lách tổn thương sau 2 – 3 tuần mới phát hiện ra nên khó cứu chữa. 
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Chứng bệnh thiếu máu do di truyền vì rối loạn huyết sắc tố. Các tế bào hồng cầu hình dạng lưỡi liềm khiến việc lưu thông máu khó khăn, tổn thương tới nhiều hệ cơ quan. 
  • Giảm tiểu cầu: Kích thước lá lách to chứa lượng tiểu cầu nhiều hơn đồng nghĩa với việc tiểu cầu tham gia hoạt động trong hệ tuần hoàn thiếu. Người mắc chứng tiểu cầu giảm khi gặp phải chấn thương ngoài da đều khó cầm máu, mất nhiều máu. 
Những căn bệnh thường gặp liên quan tới lá lách 
Những căn bệnh thường gặp liên quan tới lá lách

Thắc mắc lá lách là gì của bạn đã được giải đáp khá kỹ ở trên. Lá lách đảm nhận chức năng khá quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu, hỗ trợ cho hoạt động cơ thể miễn dịch.

Nguồn thông tin có chọn lọc từ các trang thông tin hàng đầu như Wikipedia, Vinmec, … 

Nguyễn Thị Linh Chi là nhân viên Content tại LIGRU, công việc chính là biên tập, đăng tải bài viết lên website của LIGRU.com. Linh Chi có niềm đam mê đặc biệt đối với viết lách và đã có một số bài viết được đăng tải trên những tạp chí uy tín. Quê Quán: Lạng Sơn Học Vấn: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Bài viết liên quan

MTR là gì? Thuật ngữ này sử dụng trong lĩnh vực nào?

MTR là gì? Thuật ngữ này sử dụng trong lĩnh vực nào?

Mtr là gì? Thuật ngữ này thường được sử dụng trong lĩnh vực nào? Xuất hiện ở các lĩnh...

Báo Thủ là gì ? “Báo quá trời Báo” ý nghĩa câu nói được sử dụng

Báo Thủ là gì ? “Báo quá trời Báo” ý nghĩa câu nói được sử dụng

Báo Thủ là gì đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện...

[Giải Đáp] Giành giật hay Dành Giật là từ viết đúng chính tả?

[Giải Đáp] Giành giật hay Dành Giật là từ viết đúng chính tả?

Giành giật hay dành giật, từ nào viết đúng chính tả đang là điều mà không ít người hiện...

Toán Tìm X lớp 4 các dạng bài tập phổ biến nhất hay gặp

Toán Tìm X lớp 4 các dạng bài tập phổ biến nhất hay gặp

Toán lớp 4 tìm x chính là một trong những dạng bài tập trọng tâm của chương trình tiểu...

Trau Dồi hay Trao Dồi? Từ nào dùng đúng trong tiếng Việt?

Trau Dồi hay Trao Dồi? Từ nào dùng đúng trong tiếng Việt?

Trau dồi hay trao dồi là từ đúng trong tiếng Việt? Nghĩa của từ này chỉ điều gì? Từ...

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam hiện nay là tỉnh nào? 

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam hiện nay là tỉnh nào? 

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. TP.HCM và Hà Nội...